
-
Dự án Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIb tiết kiệm 100 tỷ đồng
-
Đầu tư 70.000 tỷ đồng tuyến đường sắt đô thị số 5; Khai trương trung tâm thương mại 643 triệu USD tại Hà Nội
-
Đồng ý dồn sức tăng tổng cầu, nhưng nguyên tắc là phải "thông suốt, thông mạch"
-
Thêm 553 triệu USD vốn FDI vào khu công nghiệp DEEP C, Hải Phòng
-
Bộ GTVT làm rõ cơ sở để xây dựng Nhà ga hành khách T2, sân bay Tuy Hòa -
Chưa trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư
![]() |
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP |
Sáng ngày 3/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021-2025 đã chủ trì Hội nghị trực tuyến nhằm lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, quy hoạch vùng ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng. Cả nước có 6 vùng kinh tế - xã hội thì quy hoạch vùng ĐBSCL là quy hoạch vùng đầu tiên. Đây là vùng có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển, có động lực tăng trưởng lớn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tập trung cao cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL trong nhiệm kỳ này.
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Quy hoạch vùng ĐBSCL đề cập đến nhiều lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, bao gồm vùng sản xuất, hạ tầng giao thông, hệ thống ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống xâm nhập mặn, hệ thống tưới tiêu… Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước khi tổ chức Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định theo quy định.
Phó Thủ tướng cho biết, ngoài khoản vay 2 tỷ USD, Chính phủ dự kiến huy động, bố trí thêm nguồn vốn cho một số công trình trong vùng, đặc biệt là một số tuyến giao thông. Phó Thủ tướng đề nghị Hội nghị thảo luận thêm về khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là đồ án quy hoạch có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của vùng nói chung và 13 tỉnh, thành phố trong vùng nói riêng. Đây là đồ án quy hoạch đầu tiên trong số 6 quy hoạch vùng của cả nước, đã tập trung kế thừa hiện trạng phát triển của vùng ĐBSCL, tiếp cận hệ thống tư tưởng phát triển mới trên cơ sở đánh giá các tiềm năng lợi thế, nhận diện các thách thức của vùng và các tỉnh trong vùng.
Theo dự thảo Quy hoạch, phát triển vùng ĐBSCL dựa trên ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, trong đó, môi trường và xã hội là nền tảng. Phát triển theo nguyên lý thuận thiên có kiểm soát, coi tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi và lấy con người làm trung tâm, tận dụng những điều kiện tự nhiên phong phú để phát triển đa dạng nhưng hạn chế can thiệp thô bạo vào hệ thống tự nhiên.
Phát triển kết cấu hạ tầng được coi là chiến lược quan trọng nhất của quy hoạch vùng để hướng tới những mục tiêu phát triển nói trên. Đặc biệt quan trọng là các hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp nước sạch và kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi mô hình phát triển của vùng.
Trong giai đoạn 2021-2030 phấn đấu tăng trưởng kinh tế của vùng đạt mức trung bình cả nước, khoảng 7%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP khoảng 20%; công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 32%; dịch vụ là 46%. Kinh tế nông nghiệp tập trung phát triển theo hướng kinh tế sinh học toàn diện với ba trọng tâm: Thủy sản - cây ăn quả - lúa.
Tại Hội nghị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện quy hoạch để sớm trình phê duyệt, tạo cơ sở để triển khai các dự án trong vùng.

-
Dự án Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIb tiết kiệm 100 tỷ đồng
-
Đầu tư 70.000 tỷ đồng tuyến đường sắt đô thị số 5; Khai trương trung tâm thương mại 643 triệu USD tại Hà Nội
-
Hà Nội Phê duyệt chủ trương đầu tư của 30 dự án
-
Đồng ý dồn sức tăng tổng cầu, nhưng nguyên tắc là phải "thông suốt, thông mạch"
-
Thêm 553 triệu USD vốn FDI vào khu công nghiệp DEEP C, Hải Phòng -
Thái Nguyên cấp mới 13 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 57,84 triệu USD -
Bộ GTVT làm rõ cơ sở để xây dựng Nhà ga hành khách T2, sân bay Tuy Hòa -
“Phá băng” đầu tư tư nhân bằng sandbox -
Chưa trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư -
Bí thư Hà Nội kêu gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc “rót vốn” vào khu vực Hòa Lạc -
Hải Phòng thu hút gần 3 tỷ vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế
-
Khu công nghiệp Trần Anh - Tân Phú bàn giao sổ đỏ cho doanh nghiệp
-
Xu hướng năng lượng xanh để phát triển bền vững
-
Làm việc tại Đại học RMIT: Hòa nhập, đổi mới và tạo tác động
-
Mang đến an tâm toàn diện, Nagakawa giới thiệu Bộ sản phẩm gia dụng và thiết bị nhà bếp 2024
-
Top những điều cần biết khi tìm kiếm Coworking space Thảo Điền
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/9/2023