-
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024
Bệnh nhân là bà N.T.C, sinh năm 1955, trú tại Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội, nhập viện trong tình trạng đau nhức sườn phải, tức ngực, khó thở. Kết quả chụp X-quang cho thấy nhiều dịch màng phổi.
Bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp chọc hút màng phổi. Tuy nhiên, các triệu chứng không thuyên giảm. Tiếp tục chụp CT phổi, nhận thấy trong phổi tồn tại nhiều ổ cặn xơ hóa khiến phổi đông đặc, các bác sĩ đã hội chẩn và chỉ định mổ hút ổ cặn màng phổi cho bệnh nhân.
Bệnh nhân thứ 2, ông N.V.T, SN1959 trú tại Long Biên) xuất hiện tình trạng khó thở, đau tức ngực trái và đã điều trị tại một số cơ sở y tế nhưng không hiệu quả. Đến khi tình trạng suy hô hấp, đau quặn bên ngực phải ngày càng gia tăng, bệnh nhân mới được người nhà đưa tới Bệnh viện đa khoa Đức Giang cấp cứu.
Các bác sĩ phẫu thuật, bóc ổ cặn xơ hóa phổi nghi do di chứng COVID-19 cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC |
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân ông N.V.T, sinh năm 1959 trú tại Long Biên, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở, đau tức ngực trái và đã điều trị tại một số cơ sở y tế nhưng không hiệu quả. Đến khi tình trạng suy hô hấp, đau quặn bên ngực phải ngày càng gia tăng, bệnh nhân mới được người nhà đưa tới Bệnh viện đa khoa Đức Giang cấp cứu.
Sau khi chụp CT màng phổi thấy tình trạng đông đặc, viêm dính rất nhiều ở nhu mô phổi, các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm đã hội chẩn với khoa Ngoại tổng hợp để lên phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Cả 2 trường hợp trên, các bác sỹ và ekip đã quyết định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi để giải quyết triệt để áp xe phổi. Sau phẫu thuật, 2 người bệnh đều tỉnh táo, tiếp tục điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn cần thời gian dài để hồi phục.
Tiền sử cả 2 bệnh nhân đều mắc Covid-19 và trước khi mắc, cả hai đều không có biểu hiện gì mà vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường, cho tới khi có cơn đau quặn thắt bên ngực trái và tình trạng khó thở tăng dần lên. Riêng đối với bệnh nhân C, ông cho biết mình có thói quen hút thuốc hơn 30 năm nay.
ThS.BS Nguyễn Văn Lâm - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, tổn thương phổi sau nhiễm Covid-19 là di chứng thường gặp đối với bệnh nhân F0, có nhiều mức độ tổn thương khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tình trạng viêm phổi, xơ phổi, ảnh hưởng chức năng hô hấp.
Riêng tình trạng phổi nhiễm trùng hoại tử, tạo ra nhiều ổ áp xe bên trong khoang ngực đã có ghi nhận trong các báo cáo về Covid-19 trên thế giới. Đây là di chứng gây khó khăn trong điều trị, có thể tái nhiễm nhiều lần, thậm chí trở thành nhiễm trùng mạn tính.
BS Lâm khuyến cáo người dân sau mắc Covid-19 nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay, đồng thời, nên khám sức khỏe định kỳ.
-
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết -
Trả giá đắt vì tự ý chữa bệnh tại nhà -
Tin mới y tế ngày 8/1: Cảnh báo dấu hiệu ung thư niệu đạo -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party