
-
Bộ Y tế chuyển hồ sơ vụ dầu xoa bóp giả Chánh Đại đến Công an TP.HCM
-
Văn hóa an toàn thực phẩm cần được phát huy mọi lúc, mọi nơi
-
Tin mới y tế ngày 13/6: Số ca sốt xuất huyết ở trẻ em tăng nhanh, nhiều ca sốc nặng đe dọa tính mạng
-
Gặp họa vì lạm dụng tăng sức đề kháng bằng vitaminC
-
Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng: Chìa khóa tăng cơ hội điều trị thành công -
Rút công bố mỹ phẩm: Lách luật, né kiểm tra hay ngừng bán thật?
Tại sự kiện, PGS.TS. Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội cho biết, mỗi ngày trên thế giới có trung bình 550 trẻ em không may mắn ra đời bị dị tật bẩm sinh.
![]() |
PGS.TS. Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội phát biểu tại sự kiện. |
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ sinh ra bị dị tật. Trong đó, dị tật hở môi và hở hàm ếch là khiếm khuyết bẩm sinh phổ biến nhất xảy ra tại vùng mặt và miệng.
Theo các chuyên gia y tế, hở môi - vòm miệng là dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Nguyên nhân có thể do khi mang thai, người mẹ đã dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiễm chất độc hóa học, do nhiễm tia X hoặc nhiễm siêu vi, bị cảm cúm...
Ngoài ra, người mẹ khi mang thai bị stress, khủng hoảng về tâm lý, điều kiện sống thấp, thiếu thốn, suy dinh dưỡng có thể khiến con bị sứt môi - hở hàm ếch. Những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi cũng là nguyên nhân dị tật này.
Dị tật khe hở môi, vòm miệng làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, hình thể thẩm mỹ của mặt, gây ra những rối loạn chức năng về ăn uống, hô hấp, phát âm của trẻ, đồng thời tác động nặng nề đến tâm lý của bệnh nhi và gia đình.
Với trẻ bị khe hở môi ngoài ảnh hưởng về thẩm mỹ, còn tùy thuộc vào mức độ có thể gây các rối loạn về chức năng: Bú, phát âm các âm môi (m, p, b). Trường hợp tổn khuyết đến xương ổ răng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, răng mọc sai vị trí hoặc không mọc được.
Trẻ bị khe hở vòm miệng thường gặp khó khăn trong ăn uống (thức ăn lên mũi, sặc, dễ trớ) và phát âm sai (nói ngọng, giọng mũi hở).
Ngoài ra, trẻ còn thường bị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidan,… lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung, và có tác động xấu lên thính giác của trẻ. Những trẻ nghe kém do viêm tai giữa mạn tính kéo dài cũng gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ.
![]() |
Bác sĩ của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội đang tư vấn cho bệnh nhi. |
Do đó, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội cho rằng, trẻ cần được điều trị sớm bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình khe hở môi, vòm miệng.
"Phẫu thuật kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ giúp các bé phục hồi chức năng bú, nhai - cắn, cải thiện thẩm mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát âm sau này. Nhiều trẻ sau khi được phẫu thuật, điều trị toàn diện đã có thể hòa nhập cộng đồng, trở thành những trẻ bình thường, thậm chí là những nhân tài”, PGS.TS Trần Cao Bính nói.
Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh, ngay sau khi trẻ chào đời mà thấy trẻ có dị tật phải đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa như Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội hoặc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM để được điều trị kịp thời, mang lại cho trẻ tương lai và cuộc đời bình thường như những trẻ khác.
Được biết, mới đây, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội đã phẫu thuật thành công ca bệnh hở hàm ếch rất phức tạp. Bệnh nhi 13 tháng tuổi (ở Lào Cai), sinh ra với khe hở chéo mặt bên trái và khe hở môi, vòm miệng toàn bộ hai bên.
Do có khe hở chéo mặt cộng với khe hở môi và vòm miệng lớn nên bệnh nhi ăn uống rất khó khăn. Hơn nữa, khiếm khuyết này còn khiến bệnh nhi bị lộn kết mạc, nhắm mắt không kín, gây nguy cơ viêm, khô giác - kết mạc.
Ca phẫu thuật được tiến hành với mục tiêu đóng kín khe hở chéo mặt, che kín mắt trái giúp bảo tồn mắt trái, tạo hình môi hai bên giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.
Sau 4 giờ thực hiện, ê kíp phẫu thuật đã tạo hình được môi hai bên, cánh mũi trái, đưa được mí dưới trái về đúng vị trí giải phẫu, nhắm mở được mắt trái. Mọi chi phí phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu cho ca bệnh này đều được miễn phí.
Trong khuôn khổ chương trình, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội phối hợp với Tổ chức Smile Train triển khai khám và phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi - vòm miệng.
Chương trình cũng cung cấp kiến thức về việc điều trị toàn diện, đó là chăm sóc, bảo vệ và phục hồi cho trẻ không may mắc phải dị tật bẩm sinh này từ lúc thai nhi đến tuổi trưởng thành, giúp trẻ sinh ra và lớn lên hoàn toàn lành lặn như bao trẻ khác, có thể đến trường cùng bè bạn mà không bị mặc cảm hay tự ti về thẩm mỹ khuôn mặt, ăn nhai và phát âm.
Theo TS. Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng khoa Nắn chỉnh răng, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội, tỷ lệ trẻ bị khe hở môi vòm miệng tại Việt Nam khoảng 1-2/1000 trẻ, tương đương với các nước có tỷ lệ cao nhất ở châu Á và thế giới.
Ở Việt Nam việc điều trị gặp khó khăn do người bệnh đến muộn, phương pháp điều trị và thời điểm can thiệp còn chưa thống nhất.
-
Tin mới y tế ngày 12/6: Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn y tế ứng phó thiên tai khi sắp xếp tổ chức bộ máy -
Thuốc lá "đốt" gần 2% GDP mỗi năm -
TP.HCM: Nhiều nhà thuốc đóng cửa tạm thời khiến đoàn kiểm tra y tế gặp khó -
Ly nước ngọt hôm nay có thể dẫn đến hóa đơn chữa bệnh ngày mai -
Tin mới y tế ngày 11/6: Chuyên gia chỉ ra 6 dấu hiệu sớm của bệnh máu cần được tầm soát -
Việt Nam: Điểm đến hy vọng của bệnh nhân quốc tế -
Bộ Y tế yêu cầu hoàn tất triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vina Aus Labels - 20 năm tiên phong và sáng tạo trong giải pháp bao bì thân thiện môi trường
-
Tập đoàn Đạt Phương "kick-off" dự án Casamia Balanca Hội An
-
Giải pháp nhà ở vừa túi tiền nở rộ tại khu vực giáp ranh TP.HCM
-
Meey Atlas theo đuổi hiện thực hóa tầm nhìn "Smart City trong lòng bàn tay"
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước thông báo gia hạn thời gian mời hợp tác đầu tư