
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
![]() |
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) và chuyển thành công ty cổ phần. |
Theo đó, hình thức cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
LILAMA hiện có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng. Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, tổng số cổ phần 150 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó, 76.500.000 cổ phần nhà nước, chiếm 51% vốn điều lệ; đến năm 2017 tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sẽ giảm xuống 40% vốn điều lệ.
Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 là 626.300 cổ phần, chiếm 0,42% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 là 1.773.200 cổ phần, chiếm 1,18% vốn điều lệ; 35.550.250 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 23,7% vốn điều lệ; 35.550.250 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 23,7% vốn điều lệ.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian và Sở Giao dịch chứng khoán để bán cổ phần, chỉ đạo Tổng công ty Lắp máy Việt Nam tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng và cho nhà đầu tư chiến lược theo quy định hiện hành. Khi có đủ điều kiện, thực hiện niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 717 người; tổng số lao động chuyển sang làm việc tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP là 717 người.
Quyết định nêu rõ, loại trừ 474,97 tỷ đồng là khoản tiền đầu tư dài hạn, nợ phải thu khó đòi tại Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp (VIFA) và Công ty cổ phần Lilama Hà Nội ra khỏi giá trị doanh nghiệp Công ty mẹ-Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam-CTCP kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ của cổ đông nhà nước tại VIFA cho đến khi VIFA hoàn thành việc phá sản theo quyết định của tòa án và bàn giao khoản vốn đầu tư và nợ phải thu khó đòi của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội sang Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC).
LILAMA chuyển giao số vật tư thiết bị dự phòng của Dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng (trị giá 3,6 triệu USD và 271 triệu đồng) cho DATC.
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower