-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn
Khu công nghiệp Biên Hòa 2 là một trong những KCN do Sonadezi đầu tư xây dựng hạ tầng. Ảnh: baotintuc.vn |
Cụ thể, vốn điều lệ của Sonadezi hiện là 3.765 tỷ đồng. Cổ phần phát hành lần đầu là 376.500.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng, trong đó: Nhà nước nắm giữ 244.725.000 cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 440.900 cổ phần, chiếm 0,12% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai 131.334.100 cổ phần, chiếm 34,88% vốn điều lệ.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu; chỉ đạo Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng; khi có đủ điều kiện, thực hiện niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng được thực hiện theo phương thức bán đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp là UBND tỉnh Đồng Nai.
Trong một động thái có liên quan, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2015.
Theo thông báo kết luận, đến ngày 10/11/2015, cả nước đã sắp xếp được 175 doanh nghiệp, trong đó, cổ phần hóa 159 doanh nghiệp. Như vậy, từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã sắp xếp được 471 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 408 doanh nghiệp trong tổng số 514 doanh nghiệp, đạt gần 80% kế hoạch.
Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và bán tiếp phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần giữ cổ phần bước đầu đạt yêu cầu, giá trị thu về bình quân bằng 1,5 lần giá trị đầu tư. Được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, có lộ trình, hiệu quả.
Tuy nhiên, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện tái cơ cấu DNNN còn chậm. Một số cơ chế, chính sách về tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN được ban hành chậm so với kế hoạch. Việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn chưa kịp thời.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo và triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp thuộc diện khó hoàn thành cổ phần hóa. Trong 2 tháng cuối năm 2015, quyết tâm hoàn thành cổ phần hóa khoảng 50 doanh nghiệp và công bố giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp còn lại, phấn đấu đạt 90% kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2015.
Đồng thời tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo lộ trình hợp lý, không thoái vốn bằng mọi giá. Đối với những trường hợp đầu tư ngoài ngành đang thua lỗ, càng để lâu càng mất vốn nhà nước thì lãnh đạo doanh nghiệp cần sớm báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để xử lý ngay.
Bên cạnh đó thực hiện chuyển giao các doanh nghiệp không thuộc diện bộ, địa phương cần giữ quyền quản lý về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định. Tiếp tục rà soát, có lộ trình để chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng được Thủ tướng Chính phủ cho phép bộ, địa phương được tiếp tục giữ quyền quản lý trong giai đoạn trước mắt. Khẩn trương nộp tiền thu từ cổ phần hóa về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo quy định.
Các đơn vị thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa còn chậm như: Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; UBND các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Nam Định, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Tháp, Yên Bái, An Giang, Tiền Giang cần có giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành kế hoạch, xác định nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
-
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm -
Giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ chưa được quan tâm đúng mức -
Tội phạm cướp ngân hàng, cướp cửa hàng vàng tăng -
Giảm mạnh thuế cho báo chí, tăng thuế đồ uống có đường -
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối 2 bệnh viện
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử