-
Hé lộ lý do phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1 -
Đóng điện thành công Trạm biến áp 110 kV Hoa Lư -
Lào đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp TP.HCM đầu tư -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ -
Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
Đô thị Hải Phòng khu vực phía Nam cầu Bính. Ảnh: Hồng Phong |
Phát huy vai trò của một trong 4 cực tăng trưởng vùng đồng bằng sông hồng
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 xác định rõ, Hải Phòng là một trong 4 cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng, gồm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hải Phòng. Trong đó, TP. Hải Phòng giữ vai trò tiên phong trong phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển.
Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại; là cửa ngõ của vùng gắn với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; phát triển ngành vận tải biển, dịch vụ cảng biển, du lịch biển đảo, kinh tế khoa học - công nghệ biển và các ngành kinh tế biển mới, như năng lượng tái tạo từ biển, công nghệ sinh học biển, dịch vụ và sản phẩm biển công nghệ cao…
Về phương hướng phát triển các đô thị trung tâm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng được định hướng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao; trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển; cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt.
Ngoài ra, trong 5 tuyến hành lang kinh tế vùng, Hải Phòng là địa phương nằm trên 2 tuyến hành lang, gồm hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.
Tập trung phát triển cả 3 trụ cột
Trước khi Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng được thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Quy hoạch TP. Hải Phòng tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2022.
Bản quy hoạch đã cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện khát vọng của nhân dân Hải Phòng về một thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Tùng cho biết, với tinh thần hành động quyết liệt, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, Hải Phòng đã phát triển mạnh mẽ, khẳng định là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Để hiện thực hóa mục tiêu, tầm nhìn tương lai, Quy hoạch TP. Hải Phòng đã xác định 3 đột phá phát triển, gồm cảng biển và dịch vụ logistics, chuyển đổi số và phát triển du lịch.
Cụ thể, xây dựng TP. Hải Phòng trở thành một trung tâm kết nối quốc tế, cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; là địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số; xây dựng quần thể du lịch biển Cát Bà - Đồ Sơn có sức hấp dẫn cao; kết hợp với Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ quốc tế, liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đã được phê duyệt, giúp tăng tính liên kết Hải Phòng với các địa phương trong vùng. Hải Phòng sẽ có đầy đủ nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển trở thành thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với 3 trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển - logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
-
Hải Anh 11:19 | 11-05-2024Phải phát triển và tập trung mạnh trục kinh tế biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định -Ninh Bình.0 thích
-
Đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1 -
Vĩnh Phúc tập huấn nâng cao nghiệp vụ xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp -
Hải Phòng thu hút 4,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2024 -
Đóng điện thành công Trạm biến áp 110 kV Hoa Lư
-
Lào đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp TP.HCM đầu tư -
Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ -
Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
Đồng Nai sắp có thêm khu công nghiệp Phước Bình 2 quy mô 287 ha -
Đầu tư 1.035 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng -
Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
2 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
3 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
4 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
5 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion