-
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE
Diễn biến VN-Index phiên 12/7 |
Mặc dù khá rung lắc nhưng lực cầu tích cực đã quay trở lại trong nửa cuối phiên sáng giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng hồi phục, là điểm tựa chính kéo thị trường đi lên. Chỉ số VN-Index đã vượt thành công ngưỡng 980 điểm dù biên độ tăng không quá lớn để giúp nhà đầu tư có thể yên tâm.
Chính lòng tin kém bền vững này đã khiến thị trường chỉ duy trì được đà tăng điểm sau hơn 30 phút giao dịch của phiên chiều và đã nhanh chóng thoái lui. Áp lực bán gia tăng, đặc biệt tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip, đã nhấn chìm VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu.
Biên độ giảm ngày càng nới rộng khiến VN-Index tiếp tục chia tay mốc 975 điểm sau gần 90 phút giao dịch. Tuy nhiên, may mắn trong 15 phút cuối phiên, thị trường đã cứu vớt được ngưỡng thử thách này nhờ sự hỗ trợ của một số mã bluechip như HPG, SAB…
Đóng cửa, sàn HOSE có 180 mã giảm và 123 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 3,23 điểm (-0,33%) xuống 975,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 157,3 triệu đơn vị, giá trị 3.602,52 tỷ đồng, giảm 2,7% về lượng nhưng tăng 7,85% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đạt 24,3 triệu đơn vị, giá trị 633,43 tỷ đồng.
Nhóm VN30 chỉ có 6 mã tăng, gồm HDB nhích nhẹ 0,2% lên 26.150 đồng/CP, HPG tăng 1,6% lên 21.900 đồng/CP, PNJ tăng 0,8% lên 73.600 đồng/CP, SAB tăng 1% lên 289.000 đồng/CP, MWG tăng 0,1% lên 98.100 đồng/CP, CTD tăng 2,1% lên 110.800 đồng/CP.
Trái lại, có tới 22 mã giảm, trong đó hầu hết các mã có vốn hóa lớn đều giao dịch kém khởi sắc như VNM giảm gần 1% xuống mức thấp nhất ngày 124.000 đồng/CP, VIC giảm 0,4% xuống 116.000 đồng/CP, VRE giảm 1,5% xuống 35.900 đồng/CP, MSN giảm 1,2% xuống mức thấp nhất 81.500 đồng/CP.
Đáng kể, nhóm cổ phiếu vua sau màn đảo chiều nhích nhẹ trong phiên sáng đã đồng loạt quay đầu đi xuống trước áp lực bán gia tăng, ngoại trừ HDB chỉ xanh nhạt.
Cổ phiếu ROS cũng nới rộng biên độ khi giảm 2,4% xuống mức 28.500 đồng/CP nhưng vẫn là mã giao dịch tốt nhất thị trường với gần 13,89 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã cũng đua nhau nới rộng biên độ giảm hoặc điều chỉnh sau những phiên khởi sắc như FLC, HAG, PVD, SCR, KBC… Cổ phiếu SJF sau màn nhích nhẹ hôm qua cũng đã bị đẩy trở lại mức giá sàn 3.540 đồng/CP và khớp 2,11 triệu đơn vị.
Trong khi đó, GAB vẫn tỏa sáng khi tiếp tục tăng trần với khối lượng khớp lệnh 1,33 triệu đơn vị và dư mua trần 261.770 đơn vị.
Tương tự, áp lực bán cũng gia tăng nửa cuối phiên đã nhấn chìm sàn HNX trong sắc đỏ.
Đóng cửa, với 33 mã tăng và 51 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 0,16 điểm (-0,15%) xuống 105,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,94 triệu đơn vị, giá trị 404,2 tỷ đồng, tăng 8,9% về lượng và 9,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đạt gần 3,5 triệu đơn vị, giá trị 25,25 tỷ đồng.
Một số mã lớn quay đầu giảm là tác nhân chính khiến thị trường điều chỉnh như ACB giảm nhẹ 0,3% xuống 30.100 đồng/CP, PVS giảm 1,2% xuống 23.800 đồng/CP, SHB giảm 1,5% xuống 6.700 đồng/CP, VCG giảm 1,1% xuống 25.700 đồng/CP, SLS giảm 4,8% xuống 42.100 đồng/CP, DGC, SHS, DTD… cũng đều giảm nhẹ.
Trong đó, PVS vẫn là mã giao dịch sôi động nhất sàn HNX với gần 3,7 triệu đơn vị được khớp lệnh; tiếp theo đó là SHB khớp 2,23 triệu đơn vị.
Trái lại, VCS vẫn tiếp tục leo dốc, thậm chí có thời điểm được kéo sát trần. Kết phiên, VCS tăng mạnh 7,8% lên 74.400 đồng/CP và khớp gần 0,95 triệu đơn vị, là một trong những nhân tố chính góp phần tích cực giúp thị trường không giảm quá sâu.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HUT giữ vững chắc tím với khối lượng khớp gần 2,1 triệu đơn vị và dư mua trần chất đống; thêm vào đó PVC cũng được kéo lên trần nhờ lực cầu tăng mạnh, với khối lượng khớp cũng đạt gần 2,1 triệu đơn vị; SVI, SPI, UNI, HNM… cũng tăng hết biên độ.
Trên UPCoM, sắc đỏ duy trì trong suốt cả phiên chiều.
Kết phiên, UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,31%) xuống 56,61 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 12,8 triệu đơn vị, giá trị 205,46 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 3,79 triệu đơn vị, giá trị 74,5 tỷ đồng.
Sau 5 phiên khởi sắc liên tiếp, cổ phiếu CTR đã chịu áp lực bán ra và kết phiên giảm nhẹ 0,3% xuống 32.200 đồng/CP, tuy nhiên thanh khoản dẫn đầu thị trường, đạt 1,18 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu HND bất ngờ tăng trần và xác lập mức giá cao nhất 14.800 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt gần 1,1 triệu đơn vị và dư mua trần 192.600 đơn vị.
Các mã lớn như GVR, VGI, VGT, BCM, MSR… vẫn giảm và là những tác nhân chính khiến thị trường chưa thể hồi phục.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, trong khi hợp đồng trái phiếu tương lai vẫn chỉ có duy nhất GB05F1909 giao dịch nhỏ giọt với 5 hợp đồng được giao dịch thành công, thì nhóm hợp đồng VN30 vẫn giao dịch khá sôi động, tuy nhiên cả 4 mã này đều giảm.
Trong đó, mã có thanh khoản nhất là VN30F1907 đáo hạn ngày 18/7 với 109.775 đơn vị, khối lượng mở 25.392 đơn vị. Đóng cửa giảm 7,27% lên 873,6 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, hôm nay có thêm 6 chứng quyền chính thức giao dịch, nâng tổng số lên 16 chứng quyền. Trong đó, có 7 chứng quyền tăng, 7 chứng quyền giảm và 2 chứng quyền không có biến động về giá.
Về thanh khoản, CMWG1902 tiếp tục là mã có thanh khoản tốt nhất với 402.900 đơn vị. Tiếp đến là CCMWG1903 với 352.490 đơn vị.
-
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra -
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land