Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
Phiên 14/8: Cổ phiếu ngân hàng đỡ chỉ số
Trong bối cảnh dòng tiền sụt giảm mạnh, áp lực bán tại nhóm ngân hàng gia tăng khiến VN-Index quay đầu sau khi chinh phục mốc 980 điểm đầu phiên. Tuy nhiên, nhờ một số mã bluechips hỗ trợ, VN-Index đã thoát phiên giảm điểm khi đóng cửa với sắc xanh nhạt.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 14/8
Diễn biến VN-Index phiên ngày 14/8

Với đà hưng phấn từ phiên tăng tích cực trước đó, VN-Index tiếp tục tăng điểm khi mở cửa phiên hôm nay 14/8 với lực đỡ chính là nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Tuy nhiên, đà tăng này liên tục gặp thử thách khi nhóm ngân hàng chịu áp lực bán mạnh ngay sau đó, trước khi VN-Index không giữ đà tăng và giảm điểm khi kết phiên sáng.

Bên cạnh nhóm cổ phiếu trụ suy yếu, việc VN-Index giảm điểm còn do dòng tiền vào thị trường chững hẳn lại. Dẫu vậy, VN-Index không giảm mạnh do nhiều mã bluechips tăng tốt để nâng đỡ chỉ số.

Trong bối cảnh dòng tiền sụt giảm mạnh, áp lực bán tại nhóm ngân hàng gia tiếp tục tăng trong phiên chiều, chính sự tích cực ở nhóm bluechips đã tạo lực đỡ cho VN-Index, giúp chỉ số này bật mạnh qua tham chiếu ngay sau giờ nghỉ trưa, đồng thời giữ được sắc xanh cho đến hết phiên.

Đóng cửa, với 144 mã tăng và 150 mã giảm, VN-Index tăng 0,86 điểm (+0,02%) lên 978,27 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 177,29 triệu đơn vị, giá trị 4.194,12 tỷ đồng, giảm khoảng 17% cả về khối lượng và giá trị so với phiên 13/8.

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,54 triệu đơn vị, giá trị gần 577 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 10,088 triệu cổ phiếu EIB, giá trị hơn 134 tỷ đồng và 7 triệu cổ phiếu BCG, giá trị 38,6 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu VN30 giao dịch tích cực trong phiên hôm nay với số mã tăng là 20 mã, áp đảo so với số mã giảm là 9 mã. Trong đó, có nhiều mã tăng mạnh như PNJ +4,6% lên 102.000 đồng, MWG +3,1% lên 117.700 đồng, ROS +2,3% lên 43.950 đồng, REE +2,8% lên 35.000 đồng, FPT +2% lên 44.300 đồng, CTD +1,3% lên 102.000 đồng 158.000 đồng... Với phiên tăng này, PNJ đã trở lại mức giá trên 100.000 đồng sau hơn 2 tháng.

Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC +0,5% lên 102.000 đồng, VHM +0,3% lên 107.800 đồng, VRE +0,5% lên 40.400 đồng) và VNM (+1,3% lên 158.100 đồng), MSN (+2,9% lên 93.500 đồng)... cũng đều tăng để hỗ trợ chỉ số.

Về thanh khoản, HPG khớp 5,3 triệu đơn vị, tăng 0,5% lên 38.500 đồng. Các mã FPT, VRE, ROS, VIC, PNJ, MWG,... khớp từ 1-3 triệu đơn vị.

Trong khi bluechips tích cực, thì nhóm ngân hàng chịu áp lực chốt lời mạnh và đồng loạt giảm điểm, tạo gánh nặng lớn nhất đối với VN-Index. CTG -1,7% về 25.300 đồng; CTG -1,6% về 30.000 đồng, VCB -1,6% về 62.800 đồng; STB -1,7% về 11.600 đồng; TCB -0,9% về 27.200 đồng, MBB -2,1% về 23.850 đồng.

Chỉ EIB và VPB là tăng điểm, song mức tăng nhẹ. VPB tăng 0,2% lên 27.200 đồng. Còn HDB và TPB đứng giá.

Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục hút mạnh dòng tiền phiên này. VPB khớp lệnh 9,65 triệu đơn vị, mạnh nhất thị trường. MBB khớp 6,3 triệu đơn vị. CTG khớp 5,44 triệu đơn vị. VCB, BID, HDB, STB khớp từ 1-3 triệu đơn vị. Trong khi đó, EIB được thỏa thuận hơn 10 triệu đơn vị.

Về phía các cổ phiếu thị trường, thanh khoản đã không còn mạnh như trước do dòng tiền đã chững lại, đồng thời đa phần giảm điểm do gặp áp lực chốt lời như FLC, HAG, HNG, DXG, LDG, QCG, HAI, VHG... FLC khớp 7,6 triệu đơn vị, HAG khớp 5,4 triệu đơn vị, HNG khớp 1,1 triệu đơn vị...

Đáng chú ý, BCG bất ngờ tăng trần lên 5.720 đồng (+6,9%) và khớp 2,17 triệu đơn vị. Phiên tăng này đã ngắt chuỗi không tăng của BCG ở con số 5 (trong đó có 2 phiên giảm).

Trên sàn HNX, áp lực chốt lời khiến diễn biến rung lắc mạnh xuất hiện liên tục. Song, khác với HOSE, sàn HNX lại không có được sự hỗ trợ của các mã lớn nên chủ yếu giao dịch dưới tham chiếu. Thanh khoản sụt giảm mạnh.

Đóng cửa, với 63 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,61%) xuống 109,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,55 triệu đơn vị, giá trị 509,77 tỷ đồng, giảm 38% về khối lượng và 39% về giá trị so với phiên 13/8. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.

Nhiều mã trụ trên HNX giảm điểm, tạo láp lực lớn lên chỉ số. ACB -1,6% về 37.500 đồng; SHB -2,3% về 8.600 đồng; PVC -2,8% về 7.000 đồng; PVI -0,3% về 27.900 đồng; NTP -0,4% về 44.800 đồng; DGC -1% về 38.200 đồng...

Do đó, các mã tăng như VGC +5,4% lên 17.500 đồng; VCG +2,2% lên 18.200 đồng; HUT +3,9% lên 5.300 đồng; PVS +0,5% lên 21.000 đồng... cũng chỉ giúp chỉ số hạn chế bớt đà giảm. NVB phiên này tăng 5,6% lên 7.600 đồng.

Cũng như trên HOSE, nhóm ngân hàng và bluechips trên HNX cũng hút mạnh dòng tiền. SHB khớp 6,3 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. ACB khớp 3,3 triệu đơn vị, cong NVB khớp 1,9 triệu đơn vị.

PVS khớp 5,09 triệu đơn vị. VGC, VCG, HUT, SHS khớp trên 1 triệu đơn vị.

Ở các mã nhỏ, khớp từ 1-2 triệu đơn vị có MST, KLF và ITQ, trong đó MST tăng 5,5% lên 5.800 đồng, KLF đứng giá 2.300 đồng, còn ITQ giảm sàn về 3.600 đồng (-7,7%). Các mã giảm sàn khác là PVX, MBG, KVC...

Trên sàn UPCoM, đà tăng trên sàn này cũng gặp thử thách khi có thời điểm đã lùi xuống dưới tham chiếu, song với sự ổn định của nhiều mã lớn nên vẫn tăng cuối phiên. Cùng với đó, thanh khoản cũng tăng cao.

Đóng cửa, với 83 mã tăng và 72 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,22%), xuống 110,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 15,13 triệu đơn vị, giá trị 237,38 tỷ đồng, tăng 9% về khối lượng và 22% về giá trị so với phiên 13/8. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,7 triệu đơn vị, giá trị gần 38 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 1,38 triệu cổ phiếu BAB, giá trị 28,29 tỷ đồng.

Trong số 5 mã thanh khoản cao nhất thị trường, BSR khớp lệnh dẫn đầu với 2,35 triệu đơn vị, nhưng giảm 2,2% về 17.700 đồng.

Các mã còn lại là LBP, ART, HVN và VEA đều tăng, khớp lệnh từ 1,4-1,9 triệu đơn vị. LPB +1% lên 9.700 đồng, ART +2,4% lên 8.500 đồng, HVN +6,7% lên 39.600 đồng, VEA +8,5% lên 28.000 đồng.

Ngoài LPB, VIB cũng tăng 1,8% lên 28.200 đồng, còn BAB và KLB đứng giá.

Các mã nóng như POW, OIL, VGT, ACV... giảm điểm.

Cửa hàng Thế giới di động sẽ đặt cả bảng hiệu Điện máy Xanh và bảng hiệu thegioididong.com
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (mã MWG, sàn HOSE) cho biết đang phát triển mô hình cửa hàng 2 bảng hiệu, gồm cả bảng hiệu Điện máy...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư