Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Phiên 14/9: VN-Index "mướt mồ hôi" vượt thử thách 990 điểm
 
Mặc dù áp lực bán gia tăng khiến nhiều mã quay đầu điều chỉnh nhưng lực đỡ chính từ các mã lớn đã giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 990 điểm sau 2 phiên thất bại trước đó.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 14/9
Diễn biến VN-Index phiên ngày 14/9

Áp lực bán bắt đầu có dấu hiệu gia tăng trong những phiên gần đây khi chỉ số VN-Index liên tiếp tăng điểm và tiến gần hơn tới ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm. Thị trường đã có những nhịp rung lắc và dù sắc xanh vẫn được bảo toàn nhưng trong cả 2 phiên gần đây, VN-Index đều gặp khó và chào thua trước mốc 990 điểm.

Theo đánh giá của giới phân tích, thị trường có thể tiếp tục tích lũy trong một vài phiên, nhưng xu hướng đã trở nên lạc quan hơn và đà tăng điểm nhằm thử thách lần 2 ngưỡng 1.000 điểm sẽ được kích hoạt, nếu thị trường có một phiên giao dịch đóng cửa trên ngưỡng 990 điểm.

Trong phiên giao dịch sáng cuối tuần, mặc dù thị trường không bật cao bởi thiếu lực đỡ từ dòng tiền mạnh nhưng điểm tựa từ các mã vốn hóa lớn cùng dòng bank đã tiếp sức giúp VN-Index đứng vững trên mốc 990 điểm.

Đà tăng tiếp tục được nới rộng trong phiên chiều đã nhanh chóng kéo VN-Index chạm mốc 995 điểm chỉ sau chưa đầy 15 phút giao dịch. Tuy nhiên, kịch bản chốt lời cuối phiên một lần nữa lại diễn ra khiến thị trường dần hạ độ cao và chỉ số VN-Index đã may mắn giữ được mốc 990 điểm sau 2 phiên thất bại trước đó.

Đóng cửa, với 158 mã tăng và 131 mã giảm, VN-Index tăng 3,39 điểm (+0,34%) lên 991,34 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 178,48 triệu đơn vị, giá trị 4.505,27 tỷ đồng, tăng 3,23% về khối lượng và 17,29% về giá trị so với phiên 12/9.

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 28,75 triệu đơn vị, giá trị 973,75 tỷ đồng, trong đó MSN thỏa thuận 1,41 triệu đơn vị, giá trị 130,48 tỷ đồng; NLG thỏa thuận gần 2 triệu đơn vị, giá trị 62,22 tỷ đồng; PDR với 2,77 triệu đơn vị, giá trị 74,52 tỷ đồng; SCR với 6,85 triệu đơn vị, giá trị 67,17 tỷ đồng…

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong phiên sáng nay là ngân hàng cũng chịu tác động và diễn biến ;phân hóa, trong đó BID quay đầu giảm 0,4% xuống 34.850 đồng/CP, STB giảm 0,4% xuống 12.000 đồng/CP, hoặc giảm sâu hơn như MBB giảm 0,9% xuống 22.600 đồng/CP.

Trong khi đó, VCB và CTG vẫn giúp sức cho thị trường với mức tăng tương ứng 1,7% lên 64.000 đồng/CP và 1,1% lên 26.950 đồng/CP.

Tuy nhiên, dòng bank tiếp tục hấp dẫn với MBB dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE đạt 10,57 triệu đơn vị; tiếp đó là CTG và STB với khối lượng khớp lệnh lần lượt 6,68 triệu đơn vị và 5,25 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu dầu khí cũng hạ nhiệt khi GAS quay về mốc tham chiếu, còn PLX, PVD cũng đều thu hẹp biên độ tăng.

Ngoài ra, một số mã bluechip khác nới rộng đà giảm cũng phần nào tác động làm giảm độ cao của thị trường như MSN giảm 0,87% xuống 91.600 đồng/CP, HPG giảm 0,6% xuống 39.500 đồng/CP, NVL giảm 0,1% xuống 67.800 đồng/CP, BVH giảm 1,3% xuống 97.700 đồng/CP…

Trái lại, cùng cặp đôi lớn ngân hàng là VCB và CTG, một số mã lớn như VNM hay họ Vingroup gồm VIC, VRE, VHM đều tăng nhẹ, là lực đỡ chính giúp VN-Index giữ vững khung thành 990 điểm.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, áp lực bán cũng khiến nhiều mã lùi về dưới mốc tham chiếu như FLC, DXG, ASM, QCG, GTN, HAI, HAR… hay về mốc tham chiếu như HQC, KBC, ITA, DIG, HNG…

Trên sàn HNX, mặc dù giao dịch khá thận trọng khiến thanh khoản sụt giảm mạnh nhưng đà tăng được duy trì khá tốt trong suốt cả phiên chiều.

Đóng cửa, với 64 mã tăng và 48 mã giảm, HNX-Index tăng 0,51 điểm (+0,45%) lên 113,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,63 triệu đơn vị, giá trị 558,85 tỷ đồng, giảm 35,62% về khối lượng và 29,35% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 51,96 tỷ đồng.

Cũng giống sàn HOSE, nhóm cổ phiếu dầu khí khá phân hóa với PVC và PGS lùi về mốc tham chiếu, PVI quay đầu giảm 0,32% xuống 31.200 đồng/CP; trong khi PVS tăng 1,8% lên 22.600 đồng/CP, PLX tăng 4,27% lên 17.100 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, SHB vẫn giữ mức giá 8.500 đồng/CP, tăng nhẹ 1,2%; còn ACB thu hẹp độ cao với mức tăng chỉ 0,9% lên 33.700 đồng/CP, NVB tăng 2,4% lên 8.700 đồng/CP.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng khá khởi sắc như MBS tăng 6,8% lên 17.300 đồng/CP, APG tăng 6,6% lên 6.000 đồng/CP, SHS tăng 1,3% lên 15.300 đồng/CP, VDS tăng 2,5% lên 1,3%, HCM tăng 1% lên 62.900 đồng/CP, BSI tăng 0,9% lên 11.800 đồng/CP, SSI tăng 0,9% lên 32.100 đồng/CP…

Trái lại, một số mã lớn trong nhóm bất động sản lại chịu áp lực bán và quay đầu giảm như CEO giảm 1,4% xuống 13.600 đồng/CP, HUT giảm 2% xuống 5.000 đồng/CP, VCG giảm 1,1% xuống 17.500 đồng/CP.

Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn gồm PVS với hơn 6 triệu đơn vị được khớp lệnh; ACB với 4,14 triệu đơn vị, SHB với 3,77 triệu đơn vị, KLF với 2,76 triệu đơn vị, NVB với 1,94 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, cũng giống sàn HNX với sắc xanh được bảo toàn trong suốt cả phiên chiều.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,44%) lên 51,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 15,59 triệu đơn vị, giá trị 176,28. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,29 triệu đơn vị, giá trị hơn 146tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR vẫn dẫn đầu về thanh khoản trên sàn với khối lượng giao dịch đạt 2,44 triệu đơn vị. Tuy nhiên, sau 5 phiên tăng liên tiếp, cổ phiếu BSR đã điều chỉnh với mức giảm 0,6% và đóng cửa tại mức giá 18.000 đồng/CP.

Tiếp theo đó, các mã ART, POW, LPB, SBS cùng có khối lượng giao dịch trong khoảng 1-1,5 triệu đơn vị và đóng cửa đều đứng trên mốc tham chiếu với mức tăng nhẹ 100-300 đồng/CP.

Thị trường chứng khoán: Chờ lực đẩy vào “sóng”
Diễn biến trồi sụt trong ngắn hạn của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây được nhìn nhận là dấu hiệu tích cực cho một xu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư