Tuy nhiên, cũng tại đây, sức cầu bắt đầu tích cực trở lại và điểm đến vẫn là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dưới sự dẫn dắt của các cổ phiếu "vua", đặc biệt là BID với mức tăng trần, VN-Index đã hồi phục trở lại.

Sự tích cực của sức cầu giúp VN-Index đóng cửa tăng điểm, nhưng vì chưa lan tỏa mạnh, mà chỉ tập trung tại một số cổ phiếu nên thanh khoản chung của thị trường chưa thể cải thiện.

Đóng cửa, với 129 mã tăng và 153 mã giảm, VN-Index tăng 0,67 điểm (+0,06%) lên 1.138,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 232,40 triệu đơn vị, giá trị 6.664,87 tỷ đồng, giảm 7,24% về khối lượng và 6,4% về giá trị so với phiên 14/3.

Diễn biến VN-Index phiên 15/3
Diễn biến VN-Index phiên 15/3

 

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 25,29 triệu đơn vị, giá trị 748,23 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 7,8 triệu cổ phiếu EIB, giá trị 116,54 tỷ đồng và 4,588 triệu cổ phiếu VPB ở mức giá trần 69.000 đồng, giá trị 285,54 tỷ đồng.

Ở phiên chiều, khi mà thị trường đang ngập trong sắc đỏ, nhóm ngân hàng đã tỏ rõ vai trò dẫn dắt. Trong số 8 mã ngân hàng niêm yết, chỉ có VPB và EIB là giảm nhẹ, còn lại đều tăng.

Sự ổn định của nhóm cổ phiếu vua tạo bệ đỡ vững chắc, giúp VN-Index dần hồi phục. Trong đó, đóng góp đáng kể nhất là BID với việc bất ngờ tăng trần 41.700 đồng (+6,9%). Theo đó, CTG tăng 3% lên 36.600 đồng, HDB tăng 1,1% lên 44.500 đồng, MBB tăng 3,3% lên 35.950 đồng và cũng là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của mã này.

Khá đáng tiếc là VCB đã không giữ được sắc xanh nên lùi về tham chiếu 73.800 đồng trước khi đóng cửa. Trong khi đó, EIB lại về được mốc tham chiếu. VPB vẫn giảm 1,1% về 63.800 đồng, dù được thỏa thuận mạnh ở mức trần.

Về thanh khoản, STB khớp lệnh mạnh nhất nhóm với 12,44 triệu đơn vị, kết phiên tăng nhẹ 0,6% lên 16.150 đồng. Tiếp đó là CTG với 9,34 triệu đơn vị, MBB là 7,34 triệu đơn vị, HDB là 4,34 triệu đơn vị, BID khớp 3,5 triệu đơn vị và còn dư mua trần khá lớn, VPB là 2,9 triệu đơn vị, VCB là 2,1 triệu đơn vị và EIB là 0,516 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã VNM, VIC và SAB tạo gánh nặng lớn nhất lên chỉ số. Tuy nhiên, SAB bất ngờ thu hẹp đáng kể đà giảm trước khi đóng cửa, chỉ còn mất 0,3% về 214.000 đồng , có thời điểm mã này đã giảm về 204.800 đồng, khớp lệnh 0,196 triệu đơn vị.

Cổ phiếu bia khác là BHN cũng giảm điểm, mất 1,1% về 137.000 đồng, thanh khoản yếu.

Trong khi đó, VNM và VIC đà giảm đều tăng về cuối phiên. VNM giảm 1,3% về 210.200 đồng, khớp 0,623 triệu đơn vị. VIC giảm 2,9% xuống 99.500 đồng, khớp lệnh 2,78 triệu đơn vị.

Nhiều mã lớn khác như VRE, PLX, MSN, VJC, HPG, FPT, KDC... cũng giảm điểm. Riêng VRE khớp lệnh 6,265 triệu đơn vị, giảm 0,9% về 53.000 đồng.

Đối với các cổ phiếu thị trường, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế. Sắc xanh được thể hiện ở một số mã thanh khoản cao như SCR khớp 13,73 triệu đơn vị, tăng 5,3% lên 12.800 đồng; FLC khớp 8,887 triệu đơn vị, tăng 2% lên 5.990 đồng; HQC khớp 3,278 triệu đơn vị, tăng 0,4% lên 2.320 đồng...

Cặp đôi HAG-HNG cũng khớp lệnh cao, đạt lần lượt 8,25 triệu và 6,6 triêu đơn vị, song chỉ HNG tăng lên 9.100 đồng (+3,4%), còn HAG đứng giá tham chiếu 7.410 đồng.

EMC tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp lên 16.350 đồng, trong khi chuỗi tăng trần của TLD chính thức dừng ở con số 6 bằng phiên giảm sàn về 23.350 đồng ngày hôm nay. Tương tự, EVG cũng ngắt chuỗi 4 phiên tăng (3 phiên trần liên tiếp) bằng mức giá sàn 5.960 đồng phiên này. Cả 3 mã này khớp từ 1-1,6 triệu đơn vị.

Trái với HOSE, phần lớn thời gian giao dịch của sàn HNX là trong sắc xanh, cho dù chịu sự rung lắc mạnh. Với sự ổn định của các mã lớn, đà tăng cũng trở nên tốt hơn trong những phút cuối phiên, giúp chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức cao nhất phiên, thanh khoản khá tích cực.

Đóng cửa, với 67 mã tăng và 68 mã giảm, HNX-Index tăng 0,86 điểm (+0,66%) lên 131,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 71,55 triệu đơn vị, giá trị 1.124,23 tỷ đồng, giảm 6,97% về khối lượng và 9,2% về giá trị so với phiên 14/3. Trong đó, giao dịch đóng góp 9,15 triệu đơn vị, giá trị 143 tỷ đồng.

Cũng tương tự trên HOSE, các cổ phiếu ngân hàng trên sàn HNX cũng khá khởi sắc và điểm nhấn là sự đột biến của NVB với mức tăng trần lên 9.500 đồng (+9,2%) và khớp lệnh tới 2,346 triệu đơn vị, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết ngày 13/9/2010.

SHB tăng 2,3% lên 13.300 đồng, khớp lệnh 26,64 triệu đơn vị, mạnh nhất thị trường. ACB tăng 0,4% lên 49.400 đồng và khớp 4,03 triệu đơn vị.

Nhiều mã lớn khác cũng tăng tích cực, góp phần vào đà tăng chung của chỉ số như PVS, PVC, PGS, SHS, VGC, VCG, MBS, NDN... PVS khớp 3,39 triệu đơn vị, tăng 2,2% lên 23.300 đồng. VCG khớp 1,3 triệu đơn vị, tăng 1,6% lên 24.800 đồng; SHS khớp 2,82 triệu đơn vị, tăng 2,5% lên 24.300 đồng...

PVX đứng giá tham chiếu 2.200 đồng, khớp lệnh 2,9 triệu đơn vị.

Các mã CLH, NHS, TVC, PVG... tăng trần, trong đó PVG khớp gần 0,9 triệu đơn vị (đạt 10.800 đồng).

Ngược lại, các mã ACM, DCS, SPP, DST, CIA... giảm sàn, trong đó DCS giảm 1,273 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, sau nhịp giảm trong ít phút đầu phiên, sắc xanh đã trở lại và được duy trì trong suốt phiên. Tuy nhiên, khác với 2 sàn niêm yết, UPCoM có phần hụt hơi trong thời gian cuối phiên.

Đóng cửa, với 80 mã tăng và 50 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (+0,47%) lên 61,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17 triệu đơn vị, giá trị 349 tỷ đồng, giảm 29% về khối lượng và 37% về giá trị so với phiên 14/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp không nhiều.

Trong số 6 mã thanh khoản cao nhất sàn thì có 3 mã tăng là BSR, HVN, VGT và 3 mã giảm là POW, LPB, IOL. POW khớp 3,7 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, giảm 2,3% về 16.700 đồng và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp. BSR khớp lện thứ 2 với 2,58 triệu đơn vị, tăng 1,5% lên 27.000 đồng. Các mã còn lại khớp từ 1,1-2,2 triệu đơn vị.

Trong khi LPB giảm điểm thì các mã ngân hàng khác như VIB, BAB tăng điểm, còn KLB đứng giá.