-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
Diễn biến VN-Index phiên ngày 16/10 |
Trong phiên sáng, với sự hỗ trợ lúc đầu của VNM, GAS và một số mã ngân hàng, VN-Index tiếp tục tăng tốt và có ý định chinh phục luôn ngưỡng 825 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời sau đó đã xuất hiện, đẩy chỉ số này thoái lui trở lại.
Dù vậy, với sự hỗ trợ vững của VNM, một số mã ngân hàng, VJC, BVH… VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh, dù đà tăng không lớn. Thanh khoản thị trường cũng tăng đáng kể so với phiên sáng cuối tuần trước khi cả bên mua và bên bán đều hoạt động tích cực hơn.
Bước sang phiên giao dịch chiều, áp lực bán đã gia tăng, đẩy VN-Index lùi dần thêm về gần mốc tham chiếu. Sau đó, lực cầu đỡ giá ở một vài mã lớn giúp chỉ số này hồi trở lại, nhưng cuối cùng cũng phải “đầu hàng” trước áp lực chốt lời diễn ra mạnh ở nhóm VN30 khiến VN-Index chính thức quay đầu giảm điểm sau 6 phiên tăng liên tiếp và đánh mất luôn mốc 820 điểm vừa đạt được phiên cuối tuần trước. Dù vậy, nhờ lực đỡ từ BID, CTG, VPB, ROS, MWG, VJC, NVL, BHN, nên mức giảm cũng rất khiêm tốn.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index giảm 1,52 điểm (-0,19%), xuống 819,43 điểm với 128 mã tăng, trong khi có 149 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 169 triệu đơn vị, giá trị 4.062,7 tỷ đồng, tăng 10% về khối lượng và tăng 21% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá lớn với 19,4 triệu đơn vị, giá trị 698,7 tỷ đồng, chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận hơn 3,58 triệu cổ phiếu MSN, giá trị 207 tỷ đồng, 7,6 triệu cổ phiếu KDH, giá trị 190 tỷ đồng.
Đây là lần đầu tiên kể từ phiên 31/8, tổng giá trị giao dịch trên HOSE mới chạm ngưỡng 4.000 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, các mã như GAS, VCB, VIC, DMP, HPG, MBB… đều đóng cửa trong sắc đỏ, thậm chí VNM cũng đảo chiều giảm. Trong nhóm này, HPG là mã có thanh khoản cao nhất với 5,48 triệu đơn vị.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thị trường đa số tăng giá trong phiên hôm nay. Trong đó, HAI sau áp lực chốt lời phiên sáng, đã nhận được lực cầu lớn trong phiên chiều, kéo thẳng mã này lên mức trần 12.800 đồng với 7,76 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua trần hơn 10 triệu đơn vị. Kịch bản của phiên này khá giống với các phiên đầu tuần trước.
TSC cũng bất ngờ nhận được lực cầu khủng trong phiên chiều để leo thẳng lên mức trần 4.600 đồng với 2,14 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần. Cũng duy trì được mức giá trần khi chốt phiên còn có IDI, VOS, CCL.
Trong khi đó, FLC đã không thể tạo sóng lớn khi lực cung vẫn mạnh, thậm chí đà tăng của mã này còn bị hãm bớt trong phiên chiều. Chốt phiên, FLC tăng 1,94%, lên 7.880 đồng với 15,94 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HOSE.
Trong khi đó, cũng chịu áp lực bán mạnh trong phiên chiều và lùi hẳn xuống dưới tham chiếu, nhưng HNX-Index may mắn có sự hỗ trợ của ACB, PVS, VCG nên đã đảo chiều thành công trong ít phút cuối phiên.
Chốt phiên chiều, HNX-Index tăng 0,2 điểm (+0,18%), lên 109,3 điểm với 44,97 triệu đơn vị được khớp, giá trị 523,4 tỷ đồng, tăng 7,8% về khối lượng, nhưng giảm nhẹ về giá trị. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 700.000 đơn vị, giá trị 12,93 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, ACB tăng 0,93%, PVS tăng 1,26%, VCG tăng 0,89%... trong khi LAS, VCS, NTP… đóng cửa trong sắc đỏ. Trong nhóm này, SHB là mã có thanh khoản tốt nhất với 5,15 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 8.100 đồng.
Tuy nhiên, KLF mới là mã có thanh khoản tốt nhất sàn HNX với 6,4 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 5%, lên 4.200 đồng.
Trong khi đó, UPCoM-Index lại có diễn biến khá tích cực trong phiên chiều khi nới rộng đà tăng ngay từ đầu phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,66%), lên 54,32 điểm với 14,1 triệu đơn vị được khớp, giá trị 381,28 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản tốt nhất vẫn là DBD với 5,31 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,29%, lên 49.200 đồng. LBP nhích thêm 1 bước giá so với phiên sáng lên 12.600 đồng (+1,61%) với hơn 2 triệu đơn vị được khớp.
Trong khi đó, mã nóng VKD đã chính thức chia tay mốc 100.000 đồng khi giảm 5,41%, xuống 96.100 đồng với 149.500 đơn vị được khớp.
Chứng khoán phái sinh hôm nay có 8.177 hợp đồng được giao dịch, giá trị 666,8 tỷ đồng, giảm 19% so với phiên cuối tuần qua.
-
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt