Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch, bất chấp những nỗ lực của SAB, BHN và ROS, thị trường vẫn đã lao mạnh trước áp lực bán ồ ạt diễn ra trên diện rộng. Cả 2 chỉ số chính đều giảm hơn 1%. Dù VN-Index nỗ lực nhờ sự hỗ trợ của bộ ba kể trên, nhưng chỉ đủ giúp chỉ số này tranh khỏi phiên giảm tồi tệ hơn, chứ không thể giúp VN-Index thoát khỏi phiên giảm mạnh ngay đầu tuần mới.

Chốt phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index giảm 8,69 điểm (-1,12%), xuống 768,91 điểm với 85 mã tăng, trong khi có tới 194 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 254,75 triệu đơn vị, giá trị 4.763,3 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 28,93 triệu đơn vị, giá trị 814 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 17/7
Diễn biến VN-Index phiên 17/7

HNX-Index do không nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh, nên lao mạnh hơn với mức giảm 1,79 điểm (-1,78%), xuống 98,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 76,69 triệu đơn vị, giá trị 805,79 tỷ đồng, tăng mạnh 51% so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,2 triệu đơn vị, giá trị 29,36 tỷ đồng.

Có thể thấy, việc thị trường lao dốc mạnh phiên hôm nay ngoài một số thông tin về margin cao, những vấn đề nội bộ ngành ngân hàng..., thì về mặt kỹ thuật, việc test đỉnh 780 điểm không thành công vào phiên cuối tuần trước khiến lực bán ra tăng mạnh. Thị trường đang cho dấu hiệu hình thành mô hình 2 đỉnh, báo hiệu một đợt giảm sâu.

Trở lại với diễn biến chính của thị trường, nhóm ngân hàng hôm nay đều đồng loạt giảm mạnh, như VCB giảm 1,44%, BID giảm 2,07%, CTG giảm 2,84%, STB giảm 3,31%, MBB giảm 3,06%, thậm chí EIB còn đóng cửa ở mức sàn 12.000 đồng và còn dư bán giá sàn.

Ngoài nhóm ngân hàng, nhóm chứng khoán cũng đồng loạt giảm mạnh, như SSI giảm 4,1%, HCM giảm 5,23%, CTS giảm 5,56%, ngoại trừ VCI tăng 1,39%.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn khác cũng chìm trong sắc đỏ, như VNM giảm tới 2,06%, GAS giảm 2,2%, PLX giảm 1,86%, FPT giảm 1,44%, MSN giảm 2,05%...

Trong khi đó, BHN vẫn duy trì được mức giá trần, SAB vẫn tăng mạnh 3,78%, ROS tăng 0,82%, MWG tăng 1,17%, VJC tăng nhẹ 0,08%.

Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, bộ ba HAI, HAR và OGC vẫn duy trì sắc tím với dư mua trần rất lớn, đặc biệt là OGC với hơn 12 triệu đơn vị. Ngoài ra, phiên chiều còn có thêm ITA góp mặt trong nhóm cổ phiếu tăng trần, lên 4.710 đồng với 12,9 triệu đơn vị được khớp, đứng sau FLC với 16,53 triệu (đóng cửa tăng 1,1%). Cũng giữ được đà tăng còn có DLG, KSH, HHS, VHG, SHI, trong khi HQC đảo chiều giảm.

Nhóm bất động sản, ngoài các mã như HAR, FLC, ITA, ROS, còn lại đều đóng cửa dưới tham chiếu, thậm chí có những mã giảm kịch sàn như TDH, LDG, CCL.

Trên HNX, nhóm ngân hàng cũng đồng lọt giảm mạnh, trong đó ACB giảm 3,49%, xuống 25.900 đồng với 3,16 triệu đơn vị được khớp, SHB giảm 3,7%, xuống 7.800 đồng với 12,7 triệu đơn vị được khớp, chỉ có NVB may mắn giữ được mức tham chiếu 7.300 đồng.

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng đồng loạt giảm mạnh hôm nay, như CEO giảm 2,44%, dù phiên sáng còn có sắc xanh, VCG giảm 4,88%, HUT giảm 1,61%, PVL giảm sàn xuống 3.300 đồng…

Nhóm chứng khoán với những mã như VND, SHS, VIX, MBS… cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ.

Nhóm dầu khí có sự phân hóa, trong khi PVS, PVX giảm mạnh (PVX giảm sàn), thì PVC, PVB lại có được sắc xanh.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay cũng bán ra rất mạnh với việc bán ròng hơn 1,4 triệu cổ phiếu SHB và PVS.

Cũng giống 2 sàn niêm yết, sàn UPCoM dù rất cố gắng cầm cự và chứng kiến sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu tý hon, nhưng về cuối phiên, với sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu lớn, chỉ số UPCoM-Index cũng lao dốc mạnh khi đóng cửa.

Cụ thể, UPCoM-Index giảm 0,65 điểm (-1,15%), xuống 56,08 điểm với 6 triệu đơn vị được khớp, giá trị 75 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,24 triệu đơn vị, giá trị 41,33 tỷ đồng.

Trên sàn này, các mã nhỏ đồng loạt tăng trần với sức cầu lớn như NTB, AVF, ATA, GTT, HLA, V15, PVA, HDO, BVG, PSG, GGG, VNA, TVB… Trong đó, NTB, AVF và ATA là 3 mã có thanh khoản tốt nhất với tổng khối lượng giao dịch đạt 2,7 triệu đơn vị, 2,3 triệu đơn vị và 1,1 triệu đơn vị. Các mã này đều có thị giá trên dưới 1.000 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, trong các mã lớn, ngoại trừ MSR giữ được đà tăng nhẹ, còn lại đều giảm mạnh như ACV, SDI, SSN, VIB, GEX, MCH…