Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Phiên 17/9: MBB giao dịch đột biến, VN-Index mất điểm phiên đầu tuần
 
Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, bất chấp đà tăng khá tích cực từ cặp đôi lớn VNM và TCB. Chỉ số VN-Index chính thức quay đầu điều chỉnh sau 6 phiên tăng liên tiếp và một lần nữa chào thua mốc 990 điểm.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 17/9
Diễn biến VN-Index phiên ngày 17/9

Sau 6 phiên tăng liên tiếp, thị trường gặp áp lực chốt lời gia tăng mạnh khiến VN-Index rung lắc mạnh quanh mốc 990 điểm và may mắn có được sắc xanh nhờ lực đỡ từ “ông lớn” VNM cùng một số mã lớn khác như GAS, TCB, SAB…

Mặc dù chỉ số chung của thị trường chốt phiên trong sắc xanh nhưng đà tăng không mấy an toàn, trong khi sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo trên bảng điện tử bởi các lệnh cung giá thấp vẫn dâng cao. Chính vì vậy, bước sang phiên giao dịch chiều, chỉ số VN-Index tiếp tục giằng co quanh mốc tham chiếu và liên tục đổi sắc.

Sau gần 50 phút giao dịch của phiên chiều, ngay khi VN-Index rơi xuống dưới mốc 990 điểm, lực cầu gia tăng đã một lần nữa đã giúp thị trường bật ngược trở lại. Tuy nhiên, màn lội ngược dòng không thành công trước áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

Đóng cửa, sàn HOSE có 117 mã tăng và 179 mã giảm, trong nhóm VN30 có tới 20 mã giảm và chỉ 7 mã tăng. Chỉ số VN-Index giảm 3,73 điểm (-0,38%) xuống 987,61 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 164,61 triệu đơn vị, giá trị 3.903,56 tỷ đồng, giảm 7,77% về lượng và 13,36% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (ngày 14/9). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,87 triệu đơn vị, giá trị 629,69 tỷ đồng, trong đó riêng VHM thỏa thuận 2,58 triệu đơn vị, giá trị 271,98 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có phần tiêu cực hơn khi đồng loạt giảm khá sâu và đóng cửa tại mức giá thấp nhất ngày như VCB giảm 1,7% xuống 62.900 đồng/CP, CTG giảm 1,3% xuống 26.600 đồng/CP, BID giảm 1,9% xuống 34.200 đồng/CP, STB giảm 1,2% xuống 11.850 đồng/CP, MBB giảm 2,25 xuống 22.100 đồng/CP; ngoại trừ VPB tăng nhẹ 0,2% lên 24.400 đồng/CP và TCB tăng 3,2% lên 26.500 đồng/CP.

Tuy nhiên, dòng bank vẫn hấp dẫn với những mã giao dịch sôi động như MBB có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn đạt 8,46 triệu đơn vị, đứng ở vị trí thứ 2 là STB khớp hơn 7 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu nhóm chứng khoán cũng chịu áp lực bán lớn như SSI quay đầu giảm sau 2 phiên tăng với mức giá 2,5% xuống mức giá thấp nhất ngày 31.300 đồng/CP, VND giảm 3,5% xuống 22.100 đồng/CP, BSI giảm 0,8% xuống 11.700 đồng/CP, AGR giảm 0,8% xuống 3.600 đồng/CP, TVS giảm 1,8% xuống 13.700 đồng/CP.

Bên cạnh đó, gia đình nhà Vingroup cũng không nằm ngoài vòng xoáy chung khi VIC giảm 2% xuống 99.000 đồng/Cp, VRE giảm 1,7% xuống 37.200 đồng/CP, VHM đón nhận tin tích cực khi được quỹ VNM thêm vào rổ danh mục nhưng cũng rung lắc và kết phiên tại mốc tham chiếu 105.500 đồng/CP.

Trái lại, VNM đã có một phiên giao dịch tích cực, tiếp tục là nhân tố chính giúp thị trường không quá giảm sâu. Với mức tăng 2,3%, VNM kết phiên tại mức giá cao nhất ngày 136.000 đồng/CP và đã khớp lệnh 1,15 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng 0,61 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đóng vai trò lực đỡ giúp thị trường không lao mạnh trước áp lực bán gia tăng. Kết phiên, GAS tăng 0,9% lên 109.000 đồng/CP, PLX tăng 0,8% lên 71.200 đồng/CP, PVD tăng 5,5% lên 17.250 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mặc dù chưa có thời điểm cụ thể nhưng thông tin sẽ trả cổ tức năm 2017 và ứng trước cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt hoặc tiền mặt và cổ phiếu nhưng IDI đã có phiên giao dịch khởi sắc sau những phiên thiếu tích cực cuối tuần trước. Đóng cửa IDI tăng 4% lên 12.900 đồng/CP và khớp 6,44 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, lực bán từ cuối phiên sáng tiếp tục duy trì trong phiên chiều khiến thị trường không ngóc đầu dậy.

Đóng cửa, HNX-Index giảm 0,61 điểm (-0,54%) xuống 112,76 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 43,37 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 564,23 tỷ đồng, tăng 12,27% về lượng và đạt xấp xỉ giá trị so với phiên giao dịch trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,66 triệu đơn vị, giá trị 7,92 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu dầu khí đóng vai trò là má phanh giúp thị trường không quá giảm sâu với các mã tăng khá tích cực như PVS tăng 0,9% lên 22.800 đồng/CP, PVI tăng 1,9% lên 31.800 đồng/CP, PLC tăng 7,6% lên 18.400 đồng/CP…

Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, ngoài 2 mã dầu khí PVS và PVI chỉ có thêm NTP tăng 4,6% lên 47.900 đồng/CP, PHP đứng giá tham chiếu, còn lại đều giảm giá.

Cụ thể, ACB giảm 1,5% xuống 33.200 đồng/CP, VCS giảm 0,4% xuống 93.300 đồng/CP, SHB giảm 2,4% xuống đồng/Cp, VGC giảm 2,1% xuống 18.300 đồng/CP, VCG giảm 1,1% xuống 17.300 đồng/CP, DL1 giảm 0,6% xuống 34.300 đồng/CP.

Cổ phiếu PVS vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX với 6,22 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công. Tiếp theo đó là SHB với khối lượng khớp 4,18 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, sắc đỏ cũng bao phủ trong suốt cả phiên chiều.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm0,13 điểm (-0,25%) xuống 51,82 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 13,39 triệu đơn vị, giá trị hơn 201 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,76 triệu đơn vị, giá trị 34,6 tỷ đồng.

Nhiều mã lớn đều giao dịch dưới mốc tham chiếu, là tác nhân chính khiến chỉ số thị trường giảm điểm như BSR, LPB, VGT, OIL, VEA, HVN, DVN…

Trong đó, BSR vẫn dẫn đầu thanh khoản với gần 2,9 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và đóng cửa vẫn giữ mức giá 17.800 đồng/CP, giảm 1,11%.

Đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản là POW với 2,72 triệu đơn vị và ART với hơn 1 triệu đơn vị. Đóng cửa, POW tăng hơn 2% lên 15.100 đồng/CP, còn ART giảm 6,67% xuống 8.400 đồng/CP.

Thị trường chứng khoán: Chờ lực đẩy vào “sóng”
Diễn biến trồi sụt trong ngắn hạn của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây được nhìn nhận là dấu hiệu tích cực cho một xu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư