-
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
Diễn biến VN-Index phiên ngày 19/2 |
Diễn biến thị trường cho thấy, áp lực bán đã sớm xuất hiện và có xu hướng tăng dần. Nhờ nhóm cổ phiếu bluechips tăng điểm, nhất là các mã vốn hóa lớn, nên VN-Index vẫn có được mức tăng tốt khi kết phiên.
Đà tăng tiếp tục được duy trì trong nửa đầu phiên chiều, giúp VN-Index leo lên mốc 970 điểm. Tuy nhiên, tại đây, áp lực chốt lời mới thực sự dứt khoát và trên diện rộng, trong đó tập trung tại chính nhóm cổ phiếu trụ đỡ là bluechips khiến nhiều mã trong nhóm này không còn giữ được đà tăng, thậm chí quay đầu giảm điểm.
Việc sắc đỏ lan mỗi lúc một rộng hơn về cuối phiên, trong khi các trụ đỡ cũng yếu đà khiến VN-Index nhanh chóng lao về tham chiếu. Nhờ một số mã lớn còn tăng mạnh và sức cầu tốt nên VN-Index vẫn giữ được sắc xanh, thanh khoản tăng mạnh.
Đóng cửa, với 96 mã tăng và 190 mã giảm, VN-Index tăng 3,05 điểm (+0,32%) lên 964,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 321,96 triệu đơn vị, giá trị 5.403,56 tỷ đồng, tăng 65,4% về khối lượng và 31,6% về giá trị so với phiên 18/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 36,86 triệu đơn vị, giá trị hơn 917 tỷ đồng. Đáng chú ý là các thỏa thuận của 9,84 triệu cổ phiếu TTF, giá trị 28,6 tỷ đồng; 7,83 triệu cổ phiếu SAM, giá trị 57,6 tỷ đồng; 3 triệu cổ phiếu VRE, giá trị 94,5 tỷ đồng...
Áp lực chốt lời mạnh khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm điểm. Đây cũng là nhóm tạo sức ép lớn nhất lên VN-Index. Cụ thể, VCB -1,7% về 59.000 đồng; BID -1,8% về 32.900 đồng; CTG -1,9% về 20.500 đồng; HDB -2% về 30.000 đồng, MBB -0,7% về 21.950 đồng... Ngoài ra, một số mã khác cũng giảm khá mạnh như GAS -1,2%, PLX -2,2%, HPG -1,4%, POW -3,1%...
Dòng bank, chỉ còn TCB giữ được đà tăng và EIB đứng giá. TCB +0,7% lên 27.550 đồng. VIC và VHM duy trì vững đà tăng, tạo lực đỡ chính nâng đỡ VN-Index, cũng như là điểm nhấn của phiên giao dịch này. VHM +6,l% lên 87.700 đồng, VIC +2,2% lên 116.600 đồng. Ngoài còn phải kể đến MSN +1,3%, BVH +1,3%, VNM +0,4%, SAB +0,4%, MWG +1%...
Về thanh khoản, nhóm ngân hàng hút mạnh dòng tiền và cũng là nhóm có thanh khoản tốt nhất HOSE. Cụ thể, MBB khớp 13,6 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn, tiếp đó là CTG với 8,89 triệu đơn vị, TCB 7,85 triệu đơn vị, STB khớp 5,2 triệu đơn vị. Các mã VPB, HDB, VCB, BID khớp từ 1-2 triệu đơn vị.
Một số mã bluechips thanh khoản cao khác là HPG khớp 5,9 triệu đơn vị; ROS, SSI và VRE cùng khớp trên 3 triệu đơn vị, nhưng VRE giảm điểm. VIC và VHM phiên này cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ chiếm ưu thế trước áp lực bán mạnh, thậm chí nhiều mã giảm sàn như AMD, HAI, VHG, TGG, PPI... trong đó AMD khớp lệnh 6,68 triệu đơn vị, giảm về 3.040 đồng; HAI và VHG cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.
HAG và FLC cùng có thanh khoản trong Top đầu thị trường với lượng khớp lần lượt là 10,55 triệu và 9,83 triệu đơn vị, kết phiên cùng đứng giá tham chiếu. Các mã thanh khoản khác như KBC, HBC, HQC, DLG, LDG, AAA, OGC, SCR, DXG... đều giảm điểm.
Trên sàn HNX, việc thiếu vắng trụ đỡ cộng thêm sức cầu hạn chế trong bối cảnh áp lực bán mỗi lúc một tăng, đặc biệt là trong thời điểm cuối phiên, khiến chỉ số sàn này giảm khá mạnh, thanh khoản cũng sụt giảm theo.
Đóng cửa, với 61 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index giảm 0,63 điểm (-0,59%) xuống 106,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,44 triệu đơn vị, giá trị 528 tỷ đồng, tăng 2,4% về khối lượng và 7,8% về giá trị so với phiên 18/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể với gần 3 tỷ đồng.
Đa phần nhóm cổ phiếu lớn trên sàn giảm điểm, tạo sức ép lên chỉ số. ACB -0,3% về 30.300 đồng; VCG -0,6% về 63.300 đồng; PVS -2% về 30.300 đồng; SHB -2,6% về 7.500 đồng; VGC -1,5% về 20.200 đồng...
Ngược lại, VCG +0,4% lên 27.000 đồng; NVB +0,4% lên 8.900 đồng; VNR +5,5% lên 21.100 đồng, còn DGC, PHP, DL1, NTP... đứng giá.
SHB dẫn đầu thanh khoản sàn HNX với 7,8 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp đó là PVS với 4,07 triệu đơn vị. ACB và VCG cùng khớp khoảng 2,6 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã TNG, SHS và MST là những mã tăng hiếm hoi có thanh khoản cao với lượng khớp từ 1-3 triệu đơn vị, trong khi VGC, ART và CEO giảm điểm.
Trên thị trường UPCoM, áp lực bán mạnh cuối phiên đã khiến sàn này quay đầu giảm điểm, dù số mã tăng vẫn chiếm ưu thế và sức cầu khá tốt.
Đóng cửa, với 75 mã tăng và 60 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,04%) xuống 55,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,33 triệu đơn vị, giá trị 316 tỷ đồng, tăng 41% về khối lượng và 34% về giá trị so với phiên 18/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ là hơn 10 tỷ đồng.
Việc nhiều mã lớn giảm điểm như BSR -1,4% về 14.300 đồng; HVN -4,5% về 38.400 đồng; LPB -1,1% về 8.800 đồng; QNS -1,6% về 43.000 đồng... khiến sàn này giảm điểm đáng tiếc. Các mã BSR, HVN và LPB khớp từ 1,4-19 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các mã VGT, OIL, VIB, VEA, ACV... vẫn tăng điểm, trong đó VGT khớp 2,57 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, tăng 2,5% lên 12.100 đồng. VIB tăng 2,8% lên 18.600 đồng và khớp 1,05 triệu đơn vị.
-
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”