Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 01 năm 2025,
Phiên 23/11: Khớp gần 25 triệu đơn vị, OGC dẫn đầu thanh khoản
 
Thị trường đã chịu áp lực đẩy bán mạnh và lùi về dưới mốc 600 điểm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục khuấy động thị trường với tâm điểm là OGC.
Thị trường chứng khoán đã đón nhận một tuần giao dịch với tâm điểm là sóng cổ phiếu đầu cơ. Dòng tiền đã có sự chuyển hướng từ nhóm cổ phiếu bluechip sang các mã đầu cơ bất động sản, xây dựng giúp thanh khoản thị trường tăng ở mức khá.

Tuy nhiên, đây là những cổ phiếu có thị giá thấp nên mặc dù mức thanh khoản của các mã này ở mức khá lớn nhưng tổng giá trị không tăng mạnh như kỳ vọng. Mặc dù vậy, hiện thị trường đang trong thời kỳ khó tăng mạnh, các chỉ số có xu hướng giằng co thì những đợt sóng này sẽ tiếp lửa cho thị trường.  

Trong phiên sáng nay, dù thiếu lực đỡ từ một số cổ phiếu chủ chốt như GAS, VNM nhưng với điểm tựa là các mã chứng khoán đã giúp thị trường có được sắc xanh nhạt khi đóng cửa. Tuy nhiên, đà tăng cũng không mấy bền vững khi áp lực bán vẫn còn ở mức cao.

Bước sang phiên giao dịch chiều, không nằm ngoài dự liệu của nhà đầu tư, lực bán được đẩy mạnh kéo VN-Index nhanh chóng lùi về mốc tham chiếu. Lần lượt những “ông lớn” như VNM, BVH, MSN, FPT giảm sâu khiến mốc 600 điểm một lần nữa bị bẻ gãy.

Đóng cửa, toàn sàn HOSE có 101 mã tăng và 121 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 4,47 điểm (-0,74%) xuống 599,99 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 153,19 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.265,74 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,43 triệu đơn vị, trị giá 87,59 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu VN30 là lực cản chính khí có 14 mã giảm, 8 mã tăng và 8 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 4,23 điểm (-0,69%).

Diễn biến VN-Index phiên 23/11
Diễn biến VN-Index phiên 23/11

Sau những phút giằng co ở phiên sáng, VNM chính thức rơi sâu khi bước sang phiên chiều và đóng cửa với mức giảm hơn 3% đã tác động lớn tới sự chi phối của chỉ số VN-Index. Bên cạnh đó, các cổ phiếu chủ chốt khác cũng đua nhau giảm mạnh như MSN giảm 1,38%,

Nhóm cổ phiếu ngân hàng ngoại trừ STB nhích nhẹ 1 bước giá, còn lại hầu hết đỏ điểm như VCB giảm 0,64; CTG giảm 1%, BID giảm 1,28%, EIB giảm 0,88%. Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán vẫn duy trì sự hỗ trợ cho thị trường khi SSI tăng 1,72% và HCM tăng 2,35%.

Cuối tuần qua, một số công ty chứng khoán đã dự đoán cơ cấu thay đổi danh mục của kỳ rieview quý IV/2015. Trong các cổ phiếu dự báo được thêm vào trong rổ danh mục, điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay là cặp đôi HHS, SBT có diễn biến khá tích cực. Đóng cửa, cả hai mã này đều có mức tăng 800 đồng và khớp hơn 6 triệu đơn vị.

Đóng góp giúp thanh khoản thị trường sôi động vẫn là những cổ phiếu đầu cơ bất động sản. Trong đó, điểm nổi bật nhất là OGC. Sau những phút giằng co ở mức tham chiếu, OGC đã được lực cầu hấp thụ mạnh đẩy giá và thanh khoản cổ phiếu này lên cao. Đóng cửa, OGC tăng trần với khối lượng khớp lệnh lên đến gần 25 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường và còn dư mua trần 3,13 triệu đơn vị. Đây là phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp của OGC.

Cổ phiếu tiêu biểu khác trong nhóm là FLC. Mặc dù cũng có thời điểm bị kéo lùi về mốc tham chiếu nhưng đóng cửa FLC tăng 3,41% và chuyển nhượng thành công 14,52 triệu đơn vị. Ngoài ra, các mã khác như FIT khớp 5 triệu đơn vị, ITA khớp hơn 4 triệu đơn vị, HAI khớp 3,9 triệu đơn vị…

Trái lại, diễn biến trên HNX có phần tích cực hơn. Chỉ số HNX-Index giao dịch trong sắc xanh trong suốt phiên giao dịch nhờ lực đỡ chính của các cổ phiếu bluechip.

Đóng cửa, HNX-Index tăng 0,35 điểm (+0,43%) lên 81,94 điểm với thanh khoản cải thiện mạnh đạt hơn 79 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 808,9 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có đóng góp lớn khi đạt 25,35 triệu đơn vị, trị giá 268,32 tỷ đồng. Riêng SHB thỏa thuận 17,58 triệu đơn vị, trị giá 117,81 tỷ đồng. BVH giảm 1,69%, FPT giảm 2,94%.

HNX30-Index tăng 0,84 điểm (+0,57%) lên 149,79 điểm với 12 mã tăng, 9 mã giảm và 9 mã đứng giá.

Diễn biến HNX-Index phiên 23/11
Diễn biến HNX-Index phiên 23/11

Trong đó, các cổ phiếu chứng khoán đã góp sức hỗ trợ tốt cho thị trường như VND tăng 2,26%, SHS tăng 5,41%, BVS tăng 1,59%, KLS tăng 2,94%.

Ngược lại, các cổ phiếu dầu khí lại thiếu tích cực khi PVS đứng giá tham chiếu, PVC giảm 1,1%, PVB giảm 2,25%, PLC giảm 1,83%.

Điểm sáng trên sàn là các cổ phiếu đầu cơ. Tiêu biểu, SCR tăng 2,35% với khối lượng khớp lệnh đạt 7,15 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn.

Tiếp đó, KLF khớp 3,96 triệu đơn vị, TIG khớp 2,96 triệu đơn vị, HUT và VIX khớp hơn 2,5 triệu đơn vị…

Đáng chú ý, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HOSE. Sau phiên mua ròng nhẹ cuối tuần trước, khối này đã đẩy mạnh gom vào giúp tổng giá trị mua ròng đạt gần 115 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng mạnh nhất trong tháng và sẽ là thông tin hỗ trợ tốt cho tâm lý thị trường trong những phiên sau.

Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: CTD tăng hơn 10% trong tuần
Mặc dù thị trường diễn biến không mấy tích cực về điểm số nhưng các cổ phiếu được các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị có tính xác...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư