Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Phiên 23/3: Cổ phiếu khoáng sản và ôtô dậy sóng
Mặc dù dòng tiền vào thị trường tiếp tục bị siết chặt hơn trong phiên giao dịch chiều nay, song không thể cản sự tích cực của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với hàng chục mã tăng kịch trần, trong đó nổi bật là nhóm cổ phiếu khoáng sản và ô tô.
Diễn biến VN-Index phiên 23/3
Diễn biến VN-Index phiên 23/3

Kết thúc phiên giao dịch chiều nay, thị trường có tổng cộng 283 mã tăng điểm, trong đó 32 mã tăng kịch trần (24 mã trên HOSE và 8 mã trên HNX), chủ yếu là các cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi số mã giảm điểm là 163 mã.

Điều này cho thấy độ rộng của thị trường phiên này là rất tích cực, cho dù dòng tiền suy yếu.

Sự tích cực này ghi dấu ấn của nhóm cổ phiếu khoáng sản và ô tô. Nhóm cổ phiếu ô tô đã “dậm dịch” từ phiên sáng nay và chính thức “nổi sóng” trong phiên giao dịch chiều. Các mã như HAX, HTL, TMT đều đồng loạt tăng kịch trần, bên bán đã trắng lệnh bởi lượng cung hạn chế. HTL đạt mức giá 87.500 đồng/CP, TMT là 42.200 đồng/CP và HAX là 20.300 đồng/CP.

Trong khi đó, đà tích cực này đã được ghi nhận từ một vài phiên vừa qua ở nhóm cổ phiếu khoáng sản, nhất là tại một số mã thị giá nhỏ. Phiên này, các mã KSH, BAM, KSQ, KHL tiếp tục tăng trần, đi kèm với đó là thanh khoản mạnh. KSH và KSQ đều khớp trên 1 triệu đơn vị. BGM dù mất sắc tím cuối phiên, song khớp tới trên 7,4 triệu đơn vị. KSA khớp trên 4 triệu đơn vị, KHB và ACM cũng khớp trên 1 triệu đơn vị. Ngược lại, DHM giảm sàn về 8.900 đồng/CP, khớp lệnh 1,5 triệu đơn vị.

Trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HAI và HNG cũng bất ngờ tăng trần trong phiên chiều nay. HNG tăng lên 9.400 đồng/CP và khớp 3,03 triệu đơn vị, HAI đạt 5.400 đồng/CP và khớp 2,68 triệu đơn vị.

Giao dịch thị trường cũng tập trung chính ở nhóm này khi có tới vài chục mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, FLC dẫn đầu HOSE với 11,85 triệu đơn vị được khớp, tăng 100 đồng lên 6.800 đồng/CP. KLF khớp mạnh nhất sàn HNX với 3,18 triệu đơn vị được khớp, cũng tăng 100 đồng lên 3.800 đồng/CP.

Sự tích cực từ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã tạo "hiệu ứng" tốt cho nhóm cổ phiếu lớn khi được kéo tăng khá mạnh cuối phiên, góp công lớn trong việc duy trì đà tăng của thị trường.

Sắc xanh đã mạnh hơn ở các mã trụ như MSN tăng 200 đồng, GAS tăng 900 đồng, VNM vẫn giữ mức tăng 1.000 đồng.

SBT quay đầu tăng điểm tốt thiểu lên 28.500 đồng/CP và khớp 3,25 triệu đơn vị. BHS tăng khá mạnh 300 đồng lên 19.200 đồng/CP và khớp 4,65 triệu đơn vị.

Các mã bluechips còn giảm giá là VIC, VCB, PVD, HSG và HPG, song mức giảm cũng không mạnh. HPG giảm 200 đồng về 29.300 đồng/CP và khớp 1,57 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu dầu khí có sự phân hóa khá rõ. Trong khi GAS, PVT, PVS, PVG, PLC tăng điểm, thì PVD, PVC, PVB và PGS giảm điểm. PVS tăng 400 đồng lên 17.200 đồng/CP và khớp được 2,2 triệu đơn vị.

Sự ổn định của nhóm cổ phiếu lớn đã giúp chỉ số tăng tốt ở những thời điểm cuối phiên, khi xuất hiện rung lắc. Việc dòng tiền tiếp tục suy giảm trong phiên giao dịch chiều khiến thanh khoản chung vẫn chưa thể cải thiện.

Diễn biến HNX-Index phiên 23/3
Diễn biến HNX-Index phiên 23/3

Đóng cửa, VN-Index tăng 3,8 điểm (+0, 67%) lên 574,71 điểm với 153 mã tăng và 74 mã giảm. Chỉ số VN30-Index tăng 2,63 điểm (+0,46%) lên 580,6 điểm với 17 mã tăng và 6 mã giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 142,8 triệu đơn vị, giá trị 2.127,67 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,8 triệu đơn vị, giá trị 119 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 4,02 triệu cổ phiếu HQC, giá trị 23,54 tỷ đồng.

Tương tự, với 92 mã tăng và 84 mã giảm, HNX-Index tăng 0,2 điểm (+0,25%) lên 80,57 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,83 điểm (+0,57%) lên 144,55 điểm với 18 mã tăng và 10 mã giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 62,5 triệu đơn vị, giá trị 590,86 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,7 triệu đơn vị, giá trị 89 tỷ đồng. Đáng chú ý là các thỏa thuận: hơn 5 triệu cổ phiếu KLS, giá trị hơn 40 tỷ đồng; 3,56 triệu cổ phiếu SHB, giá trị 23,85 tỷ đồng và 2 triệu cổ phiếu WSS, giá trị 11,2 tỷ đồng.

Hiện thị trường đang theo hướng dao động đi ngang trước khi xác định rõ xu thế. Quyết định mua vào hay bán ra trong thời điểm này cần có sự cân nhắc, tùy theo từng mã cụ thể.

Nâng trần sở hữu khối ngoại: Còn nhiều băn khoăn
Nâng trần sở hữu khối ngoại (FOL) cho phép nhiều DN mở cửa đón vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đã có hiệu lực được một thời gian, nhưng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư