
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên 23/9 |
Dưới áp lực chốt lời ngắn hạn, VN-Index phiên này liên tục rung lắc. Chỉ nhờ lực đỡ tốt của một số bluechips, chỉ số này mới giữ được sắc xanh, qua đó ghi nhận việc tăng điểm chọn tuần.
Mặc dù vậy, đây là phiên tăng chưa trọn vẹn của VN-Index, bởi sức cầu vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là một phần nguyên nhân khiến VN-Index chưa thể chinh phục thành công ngưỡng kháng cự 675 điểm, cũng là mốc cản được đánh giá là rất mạnh ở thời điểm hiện tại. Dường như các thông tin tích cực như Fed giữ nguyên lãi suất… vẫn chưa “đủ liều” để giúp VN-Index có thể bứt phá.
Tuy nhiên, hôm nay là phiên có sự đột biến trong giao dịch thỏa thuận do sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, khối ngoại đã làm náo động thị trường trong phiên giao dịch hôm nay thông qua các giao dịch thỏa thuận “khủng”, điển hình là 22,764 triệu cổ phiếu FPT, giá trị 1.126,5 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 2,9 triệu cổ phiếu VNM, giá trị 397,5 tỷ đồng; 39,95 triệu cổ phiếu ROS, giá trị gần 919 tỷ đồng, 1,08 triệu cổ phiếu BVH, giá trị 71,2 tỷ đồng, gần 1,2 triệu cổ phiếu MBB, giá trị gần 18 tỷ đồng, hơn 1 triệu cổ phiếu REE, giá trị 21,5 tỷ đồng và 1,85 triệu cổ phiếu HAG, giá trị 9,4 tỷ đồng.
Nhờ sự đột biến trong phiên thỏa thuận (gần 2.700 tỷ đồng), giúp tổng giá trị giao dịch trên HOSE phiên này lên tới gần 4.600 tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận, thì giao dịch khớp lệnh chỉ còn khoảng 2.000 đồng, sụt giảm khá mạnh so với phiên trước.
Ngoài giao dịch thỏa thuận, các mã FPT và VNM cũng được khớp lệnh khá mạnh, đạt lần lượt 2,3 triệu và 1,7 triệu đơn vị. Với sức cầu tốt, VNM và FPT, cũng như REE, VIC, BVH… duy trì được sắc xanh. Trong đó, VNM tăng mạnh 2.800 đồng lên 140.000 đồng/CP, FPT tăng 800 đồng lên 47.400 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, một số mã bluechip khác đã quay đầu giảm đáng kể sau khi tăng điểm khá tốt trước đó như SSI, PVD, VCB, PVT…, khiến đà tăng của chỉ số suy giảm đáng kể.
Về phía các mã đầu cơ, ngoại trừ sự bứt phá của HHS, hầu hết các mã không có nhiều biến chuyển. HHS kết phiên với 12,3 triệu đơn vị được khớp, nhích nhẹ 50 đồng lên 5.780 đồng/CP. Các mã khác như FLC (5,92 triệu đơn vị và giảm 90 đồng), KBC (4,57 triệu đơn vị và giảm 50 đồng), DLG (5,95 triệu đơn vị và tăng 170 đồng), VHG (2,3 triệu đơn vị và tăng 20 đồng)…
ROS mặc dù thỏa thuận lớn, song khớp lệnh chỉ gần 0,6 triệu đơn vị, tăng 400 đồng lên 25.000 đồng/CP.
Trong khi đó, trên HNX, diễn biến ảm đạm tiếp tục được duy trì và thêm một lần nữa, HNX-Index may mắn giữ lại được sắc xanh nhạt, với mức tăng đúng bằng mức chốt của phiên sáng, dù nhóm HNX30 vẫn giảm điểm. Trên sàn có 10 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. Mã có thanh khoản cao nhất là DST với 3,46 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng trần lên 35.500 đồng/CP (tăng 3.200 đồng). Kế đó là SHB và HUT khi khớp lần lượt 2,63 triệu và 2,08 triệu đơn vị.
Đóng cửa phiên giao dịch 23/9, với 120 mã tăng và 112 mã giảm, VN-Index tăng 2,71 điểm (+0,4%) lên 674,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 172,37 triệu đơn vị, giá trị 4.588,53 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 76,95 triệu đơn vị, giá trị 2.689,27 tỷ đồng.
Còn với 89 mã tăng và 87 mã giảm, HNX-Index vẫn tăng nhẹ 0,02 điểm (+0,02%) lên 83,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 35,4 triệu đơn vị, giá trị 495,8 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận là 32,5 tỷ đồng.

-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)