Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Phiên 26/3: PVD bật tăng sau 14 phiên giảm điểm
Thanh Thuý - 26/03/2015 17:05
 
Dù nhóm cổ phiếu dầu khí đã trở lại khá tích cực, nhưng sức ép từ "tứ đại gia" GAS, VCB, VIC, MSN khiến thị trường tiếp tục chìm sâu, mà chưa thể nhìn thấy ánh mặt trời như nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sau phiên giảm mạnh hôm qua.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chứng khoán Phương Đông dự định M&A
5 cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/3
Cổ phiếu ATA vào diện cảnh báo

Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa có quyết định giảm Quỹ Bình ổn giá từ 15h ngày 26/3, tuy nhiên, giá các mặt hàng xăng dầu vẫn được giữ nguyên nên không mấy tác động đến thị trường.

Bên cạnh đó, việc phục hồi của các cổ phiếu dầu khí đã giúp thị trường tiếp tục có những tín hiệu tích cực ngay khi bước vào phiên chiều, chỉ số VN-Index leo lên mức cao nhất trong phiên, sát mốc 560 điểm. Tuy nhiên, lực cung không hề giảm, trong đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài bán ra khiến thị trường tiếp tục rơi.

Đóng cửa, VN-Index giảm 4,77 điểm (-0,85%) xuống 556,16 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 83,83 triệu đơn vị, trị giá 1.661,96 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,72 triệu đơn vị, trị giá 256,5 tỷ đồng. Riêng VIC thỏa thuận 1,69 triệu đơn vị, trị giá hơn 81 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 26/3
Diễn biến VN-Index phiên 26/3

HNX-Index giảm nhẹ 0,01 điểm (-0,01%) xuống 83,14 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 38,41 triệu đơn vị, trị giá 480,9 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 8,27 triệu đơn vị, trị giá 71,23 tỷ đồng. Riêng SHB thỏa thuận hơn 8 triệu đơn vị, trị giá 68,61 tỷ đồng.

Diễn biến HNX-Index phiên 26/3
Diễn biến HNX-Index phiên 26/3

Việc giá dầu tiếp tục tăng mạnh đã tác động tới giá các cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt trong phiên hôm nay như PVD, PVC, PVS, PVB. Trong đó, điểm tích cực nhất là PVD.

Từ đầu năm, PVD có thể nói là mã đáng buồn nhất nhóm dầu khí khi liên tục giảm giá. Trong phiên hôm qua, trước áp lực bán ra của quỹ ngoại, mã này đóng cửa sát mức giá sàn. Tuy nhiên, ngay khi bước vào phiên giao dịch 26/3, cùng với thông tin giá dầu tăng mạnh, lực cầu bắt đáy của gia tăng, giúp PVD bật xanh. Giá cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh trong phiên chiều và có thời điểm tiến gần mức trần. Đóng cửa, PVD tăng 1.500 đồng (+3,41%) lên ở mức 45.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 1,57 triệu đơn vị.

Trong khi đó, GAS với thông tin mua 2 triệu cổ phiếu quỹ nhưng giá cổ phiếu tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên, hòa cùng điểm sáng của các cổ phiếu dầu khí khác, GAS cũng đã không giảm mạnh như phiên trước và có lúc được kéo lên gần mốc tham chiếu. Đóng cửa, GAS giảm 4,29% xuống 67.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 1,16 triệu đơn vị.

Bên cạnh GAS, các cổ phiếu lớn khác như MSN giảm 2.000 đồng (-2,53%), VIC giảm 700 đồng (-1,45%), HSG giảm 1.100 đồng (-3,22%), BVH giảm 500 đồng (-1,39%)… là tác động kéo thị trường đi xuống.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau nhịp hồi nhẹ vào phiên sáng đã có sự phân hóa. Bên cạnh VCB nới đà giảm 400 đồng/CP, CTG giảm nhẹ dưới mốc tham chiếu 1 bước giá, STB quay về mốc tham chiếu, thì BID tăng 400 đồng, MBB và EIB tăng 100-200 đồng.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu bất động sản như KBC, HQC, ITA, FLC cũng đều chịu áp lực bán khiến giá các cổ phiếu đều giao dịch dưới mốc tham chiếu hoặc đứng giá. Trong đó, FLC đứng giá tham chiếu 11.600 đồng/CP và khớp 6,28 triệu đơn vị.

Áp lực bán tiếp tục nhấn HAI xuống sâu dưới mốc tham chiếu. Đóng cửa, HAI giảm 900 đồng (-6,43%) xuống 13.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 12,97 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE và còn dư bán sàn 86.550 đơn vị.

Trong khi đó, với thông tin SCIC sẽ chào bán cổ phần tại AGF với giá gấp đôi giá thị trường tiếp tục kích thích giao dịch nhà đầu tư, AGF tiếp tục khoác áo tím trong phiên thứ 4 liên tiếp. Đóng cửa, AGF tăng 1.500 đồng (+6,85%) lên 23.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 154.470 đơn vị và dư mua trần 20.410 đơn vị.

Tương tự, lực cung gia tăng khiến HNX-Index đảo chiều giảm điểm trong những phút cuối của phiên chiều. Đà tăng của PVC và PVS cũng không mạnh như phiên sáng với mức tăng tưởng ứng 1,35% và 2,23%.

FIT vượt qua KLF và SHB để lên vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn với hơn 3 triệu đơn vị và đóng cửa giảm 300 đồng. Hai cổ phiếu KLF và SHB cùng đứng giá tham chiếu và lần lượt khớp 2,83 triệu đơn vị và 2,46 triệu đơn vị.

Sau phiên hôm qua, nhiều dự báo cho rằng, thị trường sẽ không giảm sâu, thậm chí là sẽ hồi phục kỹ thuật. Tuy nhiên, trước sức ép của các mã lớn như GAS, MSN, VIC, VCB, VN-Index đã không có cơ hội để hồi phục. Có thể, trong phiên cuối tuần, khi lực cung giá thấp tại các mã trên cạn dần, thị trường may ra mới có cơ hội đảo chiều.

Chạnh lòng thân phận “ông chủ”

Mùa đại hội đồng cổ đông đang bước vào những ngày sôi động nhất. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà không ít nhà đầu tư chạnh lòng nghĩ về thân phận “ông chủ” của mình.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư