-
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"
Sau phiên vượt đỉnh mới 770 điểm hôm qua 26/6, ngay từ khi mở cửa phiên 27/6, áp lực bán đã xuất hiện trên diện rộng khiến thị trường điều chỉnh trở lại. Đã có những nỗ lực đỡ giá nhằm vào một số mã vốn hóa lớn và bluechips, nhưng trước sức ép lớn, VN-Index vẫn giảm khá mạnh.
Trong phiên giao dịch chiều, áp lực bán gia tăng mạnh và lan rộng dần về cuối phiên chiều khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu và mất luôn mốc 770 điểm.
Dù vậy, tín hiệu tích cực là dù áp lực bán khá lớn, song thị trường không có dấu hiệu hoảng loạn, thậm chí lực cung còn gia tăng cuối phiên. Điều này cho thấy, tâm lý nhà đầu tư hiện đang rất ổn định.
Đóng cửa, với 170 mã giảm và 92 mã tăng, VN-Index giảm 5,01 điểm (-0,65%) xuống 767,51 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 5,9 điểm (-0,78%) xuống 754,9 điểm với 21 mã giảm và 6 mã tăng.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 235,645 triệu đơn vị, giá trị 4.175,27 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 18,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 428 tỷ đồng. Một số thỏa thuận đáng chú ý là 1,8 triệu cổ phiếu NVL, giá trị gần 125 tỷ đồng; 3,7 triệu cổ phiếu VNG, giá trị gần 44,77 tỷ đồng; 3,68 triệu cổ phiếu ITA, giá trị gần 13 tỷ đồng…
Diễn biến VN-Index phiên 27/6 |
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechips tiếp tục chịu sức ép khiến VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên chiều.
PLX là mã tạo gánh nặng nhất cho VN-Index với mức giảm 4,2% về 68.800 đồng/CP và khớp lệnh 1,547 triệu đơn vị. Trước đó, PLX đã có chuỗi 6 phiên tăng điểm liên tiếp.
Các cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ STB, đều đồng loạt yếu đà. VCB, CTG, BID giảm điểm, EIB và MBB đứng giá tham chiếu. BID khớp 3,7 triệu đơn vị, CTG khớp 1,47 triệu đơn vị.
STB tăng 1,1% lên 14.350 đồng/CP và khớp 3,37 triệu đơn vị.
Ngược lại, các mã GAS, ROS, VNM hay DPM, SBT, DHG, CRG… duy trì được sắc xanh, giúp hãm bớt đà giảm của VN-Index.
ROS tiếp đà hồi phục kể từ sau chuỗi giảm điểm mạnh trước đó với phiên tăng thứ 5 liên tục lên 87.000 đồng (+0,6%) và khớp 2,26 triệu đơn vị.
AMD cũng tăng 0,4% lên 12.350 đồng/CP và khớp 2,06 triệu đơn vị.
Tại nhóm cổ phiếu bất động sản-xây dựng, áp lực chốt lời khiến nhóm này đa phần giữ sắc đỏ.
FLC sau phiên bùng nổ trước đó đã trở lại với sắc đỏ kèm mức giảm mạnh 5,3% về 7.270 đồng/CP, song vẫn khớp lệnh dẫn đầu thị trường với 25,55 triệu đơn vị.
Các mã HQC, SCR, DXG, LCG, HBC, KBC, LDG, PDR… cũng đồng loạt giảm điểm. HQC khớp lệnh 11,83 triệu đơn vị.
Cặp đôi HAG-HNG cũng giảm điểm khá mạnh. HAG khớp 6,76 triệu đơn vị, HNG khớp hơn 3 triệu đơn vị.
Trong khi đó, ITA tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp lên 3.930 đồng/CP (+6,8%), thanh khoản chỉ sau FLC với 16,8 triệu đơn vị được sang tên.
OGC vẫn “nóng bỏng tay” với phiên trần thứ 4 liên tục, dư mua trần tới 6,33 triệu đơn vị. Tương tự là các tân binh HII hay LEC, trong đó HII dư mua trần 1,2 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, đóng cửa, 110 mã giảm và 59 mã tăng, HNX-Index giảm 0,61 điểm (-0,62%) xuống 98,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,82 triệu đơn vị, giá trị 463,9 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chỉ đạt hơn 15 tỷ đồng.
Sàn HNX có diễn giằng co mạnh hơn hẳn so với HOSE. SHB dẫn đầu thanh khoản với 9,456 triệu đơn vị được khớp, song đứng giá tham chiếu. ACB giảm 0,8%, thanh khoản cũng giảm mạnh so với các phiên gần đây, với chỉ 0,68 triệu cổ phiếu được sang tên.
Các mã bất động sản VCG, HUT, NDN, CEO… cũng đồng loạt giảm. VCG khớp 3,86 triệu đơn vị đứng sau SHB.
Tương tự, nhóm chứng khoán, dầu khí cũng đa phần giữ sắc đỏ.
Trên sàn UPCoM, đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,36%) xuống 56,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 77,58 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt hơn 4,3 triệu đơn vị, giá trị 113,6 tỷ đồng, riêng GEX thỏa thuận 3 triệu đơn vị, giá trị hơn 61 tỷ đồng.
Phiên này, sàn UPCoM không có mã nào khớp từ 1 triệu đơn vị trở lên. SBS là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất với 944.800 đơn vị được khớp, giảm 4,8% về 2.000 đồng/CP.
Các mã như HVN, DVN, MSR, VGT, ACV, SEA, VIB, MCH… đều giảm điểm.
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
Dấu ấn ngành tài chính 2024: Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng, đột phá chuyển đổi số -
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng: Hệ số nợ phải trả của doanh nghiệp không quá 4 lần
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM