-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Hòa Phát dự kiến phát hành hơn 252,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu |
Sáu tháng đầu năm nay, thị trường chứng khoán trong nước ghi nhận hàng loạt đợt phát hành tăng vốn của doanh nghiệp thành công.
Mới đây nhất, ngày 12/6, CTCP Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) đã phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu cho 5 nhà đầu tư cá nhân, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của AMV tăng tới… 13 lần, đạt 271,15 tỷ đồng.
Trước đó, CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT) đã phát hành thành công gần 6,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1. Vốn điều lệ sau phát hành đạt gần 126 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, CTCP Tập đoàn Hoa Sen cũng thông báo đã phân phối thành công gần 150 triệu cổ phiếu (bao gồm 110 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành thêm 40 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu). Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của HSG tăng tới 75%, từ 2.000 tỷ đồng lên gần 3.500 tỷ đồng.
Lùi lại một chút, trong tháng 4, một số doanh nghiệp cũng đã hoàn tất đợt tăng vốn khủng như CTCP Du lịch Thành Thành Công (VNG), CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB).
Cụ thể, KSB phát hành thành công 23,4 triệu cổ phiếu cho 1.393 cổ đông, qua đó, tăng vốn lên 468 tỷ đồng, cao gấp đôi so với trước. Trong khi đó, VNG phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:4,785 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 752 tỷ đồng, gấp gần 5,8 lần vốn cũ (là 130 tỷ đồng).
Với số vốn 621,8 tỷ đồng huy động mới, VNG dự kiến chi toàn bộ để mua thâu tóm 4 công ty du lịch, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Danh sách này gồm Du lịch Thắng Lợi (mua 83,67% vốn), Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng (mua 85,91% vốn), Du lịch Thanh Bình (mua 74,8% vốn) và Du lịch Bến Tre (mua 83,17% vốn). Thời gian mua là trong năm 2017.
Trong khi nhiều doanh nghiệp thuận lợi trong việc phát hành tăng vốn, thì cũng có một số doanh nghiệp tăng vốn bất thành trong nửa đầu năm nay.
Chẳng hạn, CTCP Đầu tư Dệt may G.Home (G20) chào bán bất thành cho cổ đông hiện hữu 14,4 triệu cổ phần. Thực tế, ngay từ khi G20 công bố thông tin, thị trường đã đặt dấu hỏi về khả năng thành công của đợt phát hành, bởi giá chào bán của G20 là 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn nhiều thị giá của cổ phiếu trên sàn (trên dưới 4.000 đồng/cổ phiếu). Chưa kể, G20 đang có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2016.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) cũng bị ế tới hơn 70% cổ phần khi chào bán hơn 199 triệu cổ phiếu, với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu từ tháng 12/2016 đến đầu tháng 2 năm nay. Cụ thể, chỉ có 16 cổ đông đăng ký mua hơn 54,91 triệu đơn vị, chiếm 27,57%.
Số cổ phiếu chưa bán hết là 144,27 triệu đơn vị được Hội đồng quản trị Công ty thống nhất không tiếp tục phân phối, vì không tìm được nhà đầu tư phù hợp.
Lý do chung của các đợt phát hành không thành công thường là mức giá chào bán cao hơn thị giá hiện tại của cổ phiếu hoặc doanh nghiệp có những vấn đề chưa rõ trước dư luận…
Bước qua giai đoạn trầm lắng, thị trường chứng khoán có nhịp tăng dài. Chỉ số VN-Index đã vượt mốc 760 điểm, mốc cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây.
Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đã được củng cố vững chắc và đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp niêm yết thực hiện kế hoạch tăng vốn, mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp niêm yết đang tranh thủ cơ hội thị trường, gấp rút thực hiện kế hoạch tăng vốn.
Mới đây, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 252,8 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 10:2 cho cổ đông hiện hữu. Dự kiến, đợt phát hành diễn ra từ ngày 27/6 - 17/7/2017.
Giá chào bán là 20.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó, HPG đã phát hành hơn 421 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 50%. Vốn điều lệ sau phát hành của HPG dự kiến đạt hơn 15.171 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với hiện tại.
Tổng công ty 36 (G36) cũng vừa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kế hoạch chào bán ra công chúng hơn 57 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn lên trên 1.000 tỷ đồng.
Theo các kế hoạch được đặt ra từ đầu năm, còn nhiều doanh nghiệp dự định tăng vốn khủng thông qua các kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu ESOP, phát hành cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược… như CTCP Chứng khoán SJC, CTCP Thế giới di động (MWG), CTCP Đầu tư sản xuất và thương mại HCD (HCD), CTCP Siêu Thanh (ST8), CTCP Đầu tư LDG (LDG). Các doanh nghiệp này đang lựa thời điểm thị trường thuận lợi để thực hiện mong muốn lớn nhất khi tham gia thị trường chứng khoán là huy động vốn mới.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025