-
Tuần đầu gỡ vướng pre-funding: Nhiều điểm sáng dù khối ngoại chưa dứt bán ròng -
Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền” -
BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi -
Chứng khoán HSC tính chào bán cổ phiếu cho cổ đông, huy động 3.600 tỷ đồng -
VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes -
Cổ phiếu nào kéo tụt hiệu suất của quỹ đầu tư PYN Elite?
Diễn biến VN-Index phiên ngày 29/11 |
Những tưởng thị trường sẽ giao dịch thuận lợi khi trụ cột VNM tăng mạnh, cùng sự hồi phục khá tích cực của nhiều mã lớn khác. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng bị chặn đứng chỉ sau 30 phút giao dịch bởi áp lực bán tại nhiều mã khác. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò chính trong việc đẩy các cổ phiếu bluechip đi xuống, tạo sức ép lớn lên thị trường.
Đà giảm ngày càng gia tăng về cuối phiên khi lực bán lan rộng toàn thị trường, chỉ số VN-Index chính thức chia tay mốc 660 điểm sau 2 giờ giao dịch và đã không có cơ hội để hồi phục bởi lực cầu khá yếu.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường giao dịch khá buồn tẻ. VN-Index dập dình quanh mốc 660 điểm và tưởng chừng đã dành lại được ngưỡng thử thách này nhờ sự tỏa sáng của VNM. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng mạnh trong đợt khớp ATC đã xóa tan mọi kỳ vọng và nỗ lực nâng đỡ của VNM, VN-Index thậm chí còn đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Bất chấp sức ép từ cung ngoại, đà tăng của VNM tiếp tục được nới rộng trong phiên giao dịch chiều nhờ dòng tiền tham gia tích cực. Đóng cửa, VNM đã tăng 3,9% lên mức giá cao nhất ngày 134.300 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 2,86 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 561 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào thanh khoản thị trường. Trong đó, khối ngoại bán ròng 0,46 triệu cổ phiếu VNM.
Tuy nhiên, “cánh én” lẻ loi đã không đủ sức để giúp thị trường hồi phục trước áp lực bán gia tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu bluechip và đã lan rộng ra toàn thị trường.
Đóng cửa, toàn sàn HOSE có tới 156 mã giảm và chỉ 83 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 7,03 điểm (-1,06%) xuống mức 658,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 117 triệu đơn vị, giá trị 2.536,11 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,6 triệu đơn vị, giá trị 292,29 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, số mã giảm (18 mã), gấp 3 lần số mã tăng (6 mã), chỉ số VN30-Index giảm 4,84 điểm (-0,77%) xuống mức 625,78 điểm.
Bên cạnh áp lực bán trong nước, nhiều mã bluechip còn chịu sức ép lớn đến từ cung ngoại khiến giá cổ phiếu giảm sâu, rơi xuống dưới mốc tham chiếu như GAS giảm 5,15%, VIC giảm 2,35%, VCB giảm 1,4%, MSN giảm 2,03%, BVH giảm 2,01%, DPM giảm 2,1%...
Cổ phiếu ROS cũng không có nhiều biến chuyển so với phiên sáng. Tuy thoát khỏi mức giá sàn nhưng ROS đã giảm khá sâu sau 2 phiên hồi phục tích cực. Với mức giảm 6,7%, ROS chốt phiên tại mức giá 118.500 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đạt 3,39 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường có tính đầu cơ cao, FLC khá giằng co nhưng cũng đã đóng cửa với sắc xanh sau 3 phiên giảm liên tiếp trước đó. Với mức tăng nhẹ 0,2%, FLC đã đóng cửa tại mức giá 6.160 đồng/CP và thanh khoản tăng mạnh đạt 14,27 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn thị trường.
Trong khi đó, “người anh em” khác là FIT giảm sâu và rơi xuống mức giá sàn 5.310 đồng/CP, giảm 6,8% với khối lượng khớp lệnh đạt 6,48 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu khoáng sản, đồng loạt KSA, KSH, LBM, LCM, DHM cùng rủ nhau giảm sàn, trong đó, KSA và KSH cùng chuyển nhượng thành công trên 1,5 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, dù sắc xanh có le lói ở giữa phiên nhưng đà tăng không bền vững trước áp lực bán luôn thường trực trong khi lực cầu tỏ ra khá yếu.
Đóng cửa, HNX-Index giảm 0,11 điểm (-0,13%) xuống 80 điểm với tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31,35 triệu đơn vị, giá trị 304,41 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận trong phiên đạt khá cao với khối lượng đạt 17,82 triệu đơn vị, giá trị 302,22 tỷ đồng, trong đó, riêng ACB thỏa thuận 9,48 triệu cổ phiếu ở mức giá trần, đóng góp hơn 199 tỷ đồng.
Tình trạng vắng cung tiếp tục tạo sức nóng tại KLF. Đóng cửa, KLF duy trì sắc tím với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu toàn sàn đạt 3,13 triệu đơn vị và dư mua trần 6,53 triệu đơn vị.
DST cũng duy trì đà tăng trần sau thông báo chốt danh sách phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Với mức tăng 10%, DST đóng cửa tại mức giá 25.400 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh 471.500 đơn vị, ghi nhận phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp.
-
Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền” -
BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi -
Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
Chứng khoán HSC tính chào bán cổ phiếu cho cổ đông, huy động 3.600 tỷ đồng -
Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 - 2023 -
VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes -
Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng