Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Phiên 30/6: VIC và VNM giúp VN-Index vững bước
 
Áp lực bán đẩy lên cao khiến nhiều cổ phiếu lớn bé quay đầu giảm điểm, tuy nhiên, VN-Index đã giữ vững đà tăng nhờ sự dẫn dắt của cặp đôi "ông lớn" VIC và VNM.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 30/6
Diễn biến VN-Index phiên ngày 30/6

Áp lực bán đã bắt đầu xuất hiện trong nửa cuối phiên sáng sau cú tăng vọt từ phiên hôm qua (29/6), tuy nhiên, lực cầu duy trì ổn định, số mã tăng điểm vẫn chiếm áp đảo và các cổ phiếu bluechip vẫn là điểm tựa chính dẫn dắt đà tăng thị trường dù độ rộng bị thu hẹp đáng kể. Chính những diễn biến thiếu tích cực về cuối phiên sáng khiến giới đầu tư lo ngại về lực bán chốt lời sẽ đẩy mạnh trong phiên chiều.

Không nằm ngoài dự liệu, bước sang phiên chiều, giao dịch thị trường chậm lại, các cổ phiếu tăng tiếp tục suy yếu, đáng kể, nhiều mã buechip quay đầu giảm điểm khiến đà tăng thị trường tiếp tục bị thu hẹp.

Nhóm Vn30 có tới 19 mã giảm và chỉ còn 4 mã tăng, chỉ số Vn30-Index tăng nhẹ 0,4 điểm lên 621,79 điểm. Trong đó, nhiều mã lớn quay đầu giảm điểm như BVH, SSI, HCM, FPT, thậm chí dù được hỗ trợ bởi thông tin giá dầu thô tăng cao nhưng PVD cũng chịu áp lực bán và quay đầu giảm 0,96%.

Các cổ phiếu lớn khác trong nhóm dầu khí cũng đồng loạt quay gót. Ngoại trừ GAS tăng nhẹ 0,8%, còn lại các mã trên HNX gồm PVS, PVC, PVB, PVE đều đảo chiều giảm điểm.

Bên cạnh đó, sau nhịp tăng trong phiên sáng nhờ thông tin Cục quản lý cạnh tranh vừa trình Bộ trưởng Bộ Công thương báo cáo điều tra sơ bộ về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài trong thời hạn tối đa 200 ngày, cùng các báo cáo kết quả kinh doanh khởi sắc, các cổ phiếu ngành thép cũng đã lần lượt chịu áp lực bán và quay đầu giảm điểm như HSG giảm 1,7%, POM giảm 1,1%, VIS giảm 0,8%, TLH giảm 2,2%, VGS giảm 2,5%.

Mặc dù vậy, “cặp song kiếm” VNM và VIC vẫn giữ vững vị thế là trụ đỡ chính của thị trường, trong đó, VNM tăng 1,44% lên mức 141.000 đồng/CP và khớp 0,69 triệu đơn vị; còn VIC tăng 2,92% lên 49.400 đồng/Cp và khớp 0,81 triệu đơn vị.

Đóng cửa, sàn HOSE có 103 mã tăng và 127 mã giảm, chỉ số Vn-Index tăng 2,14 điểm (+0,34%) lên 632,26 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước với khối lượng giao dịch đạt 106,17 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.306,85 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 6,27 triệu đơn vị, trị giá 236,75 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, nếu trong phiên sáng, các cổ phiếu họ P là nhóm “cứu cánh” cho thị trường thì sang phiên chiều, việc quay đầu giảm điểm của các mã này đã tác động xấu đến thị trường, cùng với đó, các mã lớn khác như VCG, HUT, CEO, SHB… cũng rơi xuống dưới mốc tham chiếu khiến HNX-Index điều chỉnh nhẹ

Diễn biến HNX-Index phiên ngày 23/6
Diễn biến HNX-Index phiên ngày 30/6

Với mức giảm 0,02 điểm (-0,02%, HNX-Index đứng ở mức 84,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 61,11 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 684,18 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 19,72 triệu đơn vị, trị giá 146,83 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 0,57 điểm với 10 mã tăng, 12 mã giảm và 8 mã đứng giá.

Thanh khoản vẫn tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong đó, dẫn đầu là cổ phiếu quen thuộc FLC với khối lượng khớp lệnh 4,24 triệu đơn vị. Tuy nhiên, cùng hòa nhịp thị trường, FLC quay đầu giảm 1,7% xuống mức giá 5.900 đồng/CP.

Cổ phiếu ấn tượng trong phiên sáng là SCR với lượng mua ròng của khối ngoại bất ngờ tăng vọt cũng diễn biến thiếu tích cực khi quay lại mốc tham chiếu và khối lượng khớp lệnh đạt 3,45 triệu đơn vị.

Trong khi đó, KHB tiếp tục có phiên giảm sàn thứ 6, tuy nhiên, bất ngờ với khối lượng khớp lệnh tăng vọt, đạt 3,31 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 3,6 triệu đơn vị.

Thị trường chứng khoán: “Cổ phiếu vua” gặp nhiều áp lực
(ĐTCK) Mùa ĐHCĐ ngân hàng đã qua, hiện là thời điểm để các nhà băng đẩy mạnh việc thoái vốn theo lộ trình, khi Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã trễ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư