-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
Diễn biến VN-Index phiên ngày 5/2 |
Trong phiên giao dịch sáng, cùng với đà bán tháo diễn ra trên khắp thị trường chứng khoán toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng mở cửa trong sắc đỏ với cả 2 chỉ số lao dốc mạnh. Áp lực bán tháo diễn ra ngay từ đầu phiên và lan rộng trên bảng điện tử khiến số mã giảm chiếm thế áp đảo, chỉ lác đác vài sắc xanh.
Sau ít phút nỗ lực ghìm cương, VN-Index không thể cưỡng nỗi trước áp lực bán mỗi lúc một gia tăng, nên lao thẳng xuống dưới 1.070 điểm, trước khi kịp trở lại trên ngưỡng này khi đóng cửa phiên sáng.
Trong phiên giao dịch chiều, lực cầu có chút gia tăng đầu phiên giúp VN-Index trở lại sát ngưỡng 1.080 điểm. Tuy nhiên, tâm lý hoảng loạn ngay sau đó lan rộng, kích hoạt lệnh bán tháo ồ ạt, đẩy VN-Index lao dốc không phanh khi mất tới hơn 50 điểm, xuống dưới ngưỡng 1.050 điểm. Số mã giảm nhiều hơn gấp 5 lần số mã tăng, trong đó có tới hơn 70 mã giảm sàn.
Lực bán tháo càng về cuối phiên càng diễn ra dứt khoát và mạnh mẽ, khiến các chỉ số càng lao dốc mạnh hơn, khiến VN-Index có phiên giảm mạnh nhất (theo số tương đối) hơn 3 năm rưỡi, tức sau phiên mất 5,87% ngày 8/5/2014 do sự kiện biển Đông.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index giảm 56,33 điểm (-5,10%), xuống 1.048,71 điểm với 50 mã tăng, trong khi có tới 269 mã giảm, trong đó 71 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 282,04 triệu đơn vị, giá trị 8.302,81 tỷ đồng, tăng 40,8% về khối lượng và tăng 38,5% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 33,87 triệu đơn vị, giá trị 1.834 tỷ đồng.
Cũng có chung cảnh ngộ, cổ phiếu trên sàn HNX cũng đồng loạt bị bán tháo với số mã giảm sàn tới 40 mã, HNX-Index xuyên thủng ngưỡng 119 điểm và cũng chứng kiến phiên giảm mạnh nhất hơn 3 năm rưỡi (kể từ phiên 12/5/2014 giảm 4,72% và trước đó là trong phiên 8/5/2014 mất 6,4%).
Chốt phiên, HNX-Index giảm 5,03 điểm (-4,06%), xuống 118,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 76,91 triệu đơn vị, giá trị 1.197,85 tỷ đồng, tăng 42% về khối lượng và 44,5% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 15,62 triệu đơn vị, giá trị 89,3 tỷ đồng.
Về các mã cổ phiếu, trong nhóm ngân hàng, MBB, VPB và HDB may mắn thoát sắc xanh mắt mèo, còn lại các mã gồm VCB, BID, CTG, STB, EIB đều đóng cửa ở mức sàn. Trong đó, STB là mã có thanh toán tốt nhất với 22,17 triệu đơn vị được khớp.
Không chỉ nhóm chứng khoán, nhóm bất động sản cũng đồng loạt đóng cửa ở mức sàn như VIC (, VRE, DIG, DXG, NTL, TDH, LDG, NLG, NVT, LGL, UDC, KAC, QCG, hay thuộc nhóm xây dựng HBC. Ngoài trừ NVL, ROS và CTD đi ngược dòng nước khi đóng cửa tăng lần lượt 0,12%, lên 81.600 đồng, 0,56%, lên 162.900 đồng và 1,13%, lên 188.100 đồng.
Nhóm chứng khoán AGR giảm nhẹ, HCM và BSI thoái khỏi sắc xanh mắt mèo, còn SSI, CTS, VND đóng cửa ở mức sàn. Hay nhóm dầu khí có GAS, PVD, PLX cũng đóng xuống kịch sàn.
Ngoài ra, còn có một số cổ phiếu lớn khác cũng bị giảm sàn như MSN, BVH, REE, GEX, HSG hay nhóm cổ phiếu thị trường như FLC, HQC, ITA, HAI, DLG, HAG, HNG, TSC, AMD, VHG, HHS, JVC, CDO…
Trên HNX, sắc xanh mắt mèo xuất hiện tại PVS, VGC, PVC, DCS, MBS, TNG, KLF, DPS, HKB, NHP, PVV, KSK, ITQ, VIG, SDD…
May mắn là 2 mã ngân hàng ACB và SHB không giảm về mức kịch sàn. Cụ thể, ACB giảm 3,61%, xuống 40.000 đồng với 5 triệu đơn vị được khớp, SHB giảm 5,56%, xuống 11.900 đồng với 20,46 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HNX.
PVS cũng được khớp lớn với hơn 10 triệu đơn vị, VCG được khớp 4,5 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 7,2%, xuống 23.200 đồng...
Sắc xanh trên sàn này chỉ xuất hiện le lói tại NSH, SPP, CTX, KSD…, thậm chí LUT bất ngờ tăng trần lên 3.300 đồng.
Tương tự, UPCoM cũng lao dốc mạnh hơn trong phiên chiều với sắc đỏ gấp 2 lần sắc xanh. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 1,91 điểm (-3,25%), xuống 56,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,78 triệu đơn vị, giá trị 372,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,18 triệu đơn vị, giá trị 29,5 tỷ đồng.
Trên sàn này, sắc xanh đậm của HVN trong phiên sáng cũng đã được chuyển thành sắc đỏ thẫm khi chốt phiên với mức giảm 2,15%, xuống 49.900 đồng với 2,13 triệu đơn vị được khớp, nhường luôn vị trí dẫn đầu về thanh khoản cho LBP.
Chốt phiên, LBP giảm 7,64%, xuống 14.500 đồng với 2,73 triệu đơn vị được khớp. Thêm 2 mã nữa được khớp trên 1 triệu đơn vị là SBS và DVN và cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ. MSR thậm chí còn lùi về giá sàn 26.800 đồng.
-
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024