
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 7/9 |
Đóng cửa, với 131 mã giảm và 129 mã tăng, VN-Index tăng 3,17 điểm (+0,4%) lên 796,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 154,5 triệu đơn vị, giá trị 3.612,4 tỷ đồng, giảm 0,77% về lượng, nhưng tăng 0,75% về giá trị so với phiên 6/9. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,56 triệu đơn vị, giá trị 526,97 tỷ đồng.
Trong top 10 mã vốn hóa, sự phân hóa là rõ ràng với số mã tăng là 5, bằng với số mã giảm. Các mã VNM, PXL, VIC, VCB và HPG cùng giảm điểm, song VNM tạo lực cản lớn nhất đối với chỉ số khi giảm 1% về 149.500 đồng/CP.
Ngược lại, SAB là “ngôi sao” của HOSE khi duy trì sắc xanh, đóng cửa với mức tăng cao nhất ngày là 271.200 đồng/CP (+3,1%), cũng là mức cao nhất kể từ niêm yết, thanh khoản cũng tăng mạnh so với mức trung bình phiên trong 1 tháng qua, đạt gần 110.000 đơn vị.
Tương tự, tại nhóm VN30, số mã tăng cũng chỉ tương đương số mã tăng. Chính sự phân hoá này mà động lực tăng của VN-Index thiếu bền vững.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục đà tăng từ phiên trước, trong đó các mã đầu tàu như GAS, PVD đều tăng điểm. GAS phiên này tăng 2% lên 66.400 đồng/CP và khớp 1,04 triệu đơn vị, qua đó đóng góp khá đáng kể vào đà tăng chung của chỉ số. Lần gân đây nhất, GAS khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị là phiêm 12/7/2017.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu thép sau chuỗi tăng dài đã bị chốt lời mạnh. Hai mã đầu ngành là HPG và HSG đều giảm điểm. HPG giảm 1,4% về 35.500 đồng/CP, qua đó chấm dứt chuỗi 11 phiên tăng điểm liên tiếp. HSG giảm mạnh hơn, với mức giảm 2,9% về 28.650 đồng/CP.
Tuy nhiên, đây là 2 trong 5 mã có thanh khoản cao nhất thị trường, khi cùng khớp trên 5,2 triệu đơn vị. Đáng chú ý, HSG bị khối ngoại bán ròng mạnh hơn 1 triệu đơn vị, sau chuỗi 12 phiên mua ròng liên tiếp.
Với nhóm ngân hàng cũng là sự không đồng thuận. Trong khi, BID, CTG, STB, VPB tăng điểm, thì VCB, MBB lại giảm, EIB đứng giá tham chiếu. Thanh khoản của nhóm cũng không nổi trội, khớp lệnh tốt nhất là MBB và BID với hơn 2 triệu đơn vị.
Đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch có đôi chút khả quan hơn. Tuy nhiên, sắc xanh vẫn tập trung tại nhóm cổ phiếu bất động sản-xây dựng như FLC, HQC, NVL, SCR, DXG, HAR, QCG…
Đáng chú ý, QCG đã sớm tăng trần lên 19.900 đồng/CP (+7%) và duy trì vững sắc tím 5cho đến cuối phiên sau khi thông tin về việc chính quyền sở tại giúp QCG đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Phước Kiển.
Mặc dù vậy, thanh khoản lại là điểm trừ của nhóm cổ phiếu này trong phiên hôm nay. FLC và FIT là 2 mã dẫn đầu thị trường với chỉ lần lượt 8,8 triệu và 7,3 triệu được khớp. Trong khi đó, ROS tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu với mức tăng 1,3% lên 118.300 đồng/CP và khớp tới 4,11 triệu đơn vị.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort