Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 24 tháng 01 năm 2025,
Phiên chiều 11/10: VIC bứt tốc, STB lao dốc với hơn 9,3 triệu đơn vị trao tay
 
Lực cầu gia tăng mạnh về cuối phiên đã giúp HNX-Index và UPCoM thoát hiểm, trong khi đó VN-Index cũng lấy lại đà tăng khá tốt sau khi bị đẩy về sát mốc tham chiếu đầu phiên chiều.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 10/11
Diễn biến VN-Index phiên ngày 10/11

Dù có những điều chỉnh và rung lắc trong phiên nhưng thị trường đã hồi phục và duy trì đà tăng trong những phiên đầu tuần. Trong đó, phiên hôm qua sự bùng nổ của các cổ phiếu trong nhóm bất động sản – xây dựng đã giúp VN-Index tiến bước và dành lạo mốc 810 điểm dù lực cầu vẫn còn thận trọng.

Sau khi phá vỡ ngưỡng cản lớn, tâm lý nhà đầu tư có phần hưng phấn hơn khi bước vào phiên giao dịch 11/10, kéo VN-Index tiến thẳng mốc 815 điểm, lên mức đỉnh mới của 10 năm. Tuy nhiên, áp lực bán chốt lời xuất hiện đã thu hẹp đà tăng của chỉ số này.

Sang phiên giao dịch chiều, sau gần 1 giờ duy trì trạng thái lình xình đi ngang, lực bán bất ngờ tăng mạnh và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường hạ mạnh độ cao, VN-Index lùi về sát mốc tham chiếu.

Mặc dù sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo nhưng sự hỗ trợ khá tích cực từ một số mã vốn hóa lớn cùng lực cầu hấp thụ gia tăng mạnh trong đợt khớp ATC, đã giúp thị trường bật ngược trở lại.

Đóng cửa phiên 11/10, sàn HOSE có 116 mã tăng/156 mã giảm, VN-Index tăng 3,3 điểm (+0,41%) lên 813,95 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 180,7 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 3.814,83 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,18 triệu đơn vị, giá trị 498,61 tỷ đồng, trong đó riêng DXG thỏa thuận 6,97 triệu đơn vị, giá trị 139,29 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 1,63 triệu đơn vị, giá trị gần 100 tỷ đồng.

Tương tự, sau gần 1 giờ cầm cự trong phiên chiều, sàn HNX cũng bất ngờ lao mạnh thủng mốc tham chiếu do lực bán gia tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng giống sàn HOSE, chỉ số sàn này đã đảo chiều hồi phục thành công về cuối phiên.

Kết phiên, HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm (+0,08%) lên 108,65 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 46,69 triệu đơn vị, giá trị 570,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,13 triệu đơn vị, giá trị 23,34 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục phân hóa, trong đó cổ phiếu STB sau thông tin đổi mã chứng khoán và chuyển sàn niêm yết sàn HNX đã có phiên lao dốc mạnh khi giảm 6,4%, đóng cửa sát giá sàn 11.650 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,3 triệu đơn vị.

Trái lại, VPB có phiên bùng nổ khi tăng mạnh 3,9% lên mức giá cao nhất kể từ ngày niêm yết 39.500 đồng/CP cùng thanh khoản sôi động với gần 3,5 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.

Bên cạnh đó, một mã mã có vốn hóa lớn cũng hỗ trợ tích cực giúp thị trường khởi sắc về cuối phiên như SAB tăng 0,7%, GAS tăng 1,6%, VJC tăng 0,1%, ROS tăng 0,6%... Đáng chú ý, VIC sau quyết định chuyển Vinschool từ mô hình 'Phi lợi nhuận' sang 'Không lợi nhuận' đã bứt phá mạnh với mức tăng 5,2%, kết phiên tại mức cao nhất ngày 54.900 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,82 triệu đơn vị.

Dẫn đầu thanh khoản thị trường vẫn là cổ phiếu OGC với khối lượng khớp 12,24 triệu đơn vị, tuy nhiên cổ phiếu này đã không giữ được sắc tím và chỉ còn tăng 2,7%, đóng cửa tại mức giá 2.300 đồng/CP.

Trong khi đó, HAI rung lắc khá mạnh ở đầu phiên sáng nhưng đã nhanh chonhs lấy lại sắc tím và duy trì đà tăng ổn định trong suốt phiên chiều, xác nhận phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu này. Cụ thể, HAI tăng 6,7% lên mức 10.550 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 8,18 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, các cổ phiếu trong nhóm HNX30 như ACB, SHB, BVS, NTP, PVC, PVS, VCS… đều đóng cửa trong sắc xanh dù đà tăng vẫn còn khá hạn chế.

Trong khi đó, VGC có phần hạ độ cao nhưng vẫn tăng khá tốt hơn 3%, góp phần tích cực hỗ trợ cho đà hồi phục của thị trường.

SHB tiếp tục là cổ phiếu giao dịch sôi động nhất trên sàn HNX với 9,64 triệu đơn vị được khớp lệnh và đóng cửa tăng nhẹ 1,23%.

Trên sàn UPCoM, cũng giống sàn HNX, chỉ số sàn đã đảo chiều giảm điểm sau khoảng 1 giờ giao dịch và may mắn thoát hiểm trong những phút cuối phiên giao dịch.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,02 điểm (+0,05%) lên 54,12 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 11 triệu đơn vị, giá trị 198,35 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,3 triệu đơn vị, giá trị hơn 223 tỷ đồng, trong đó VIB thỏa thuận 8,98 triệu đơn vị, giá trị 201,69 tỷ đồng.

TOP vẫn là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn với khối lượng giao dịch đạt 2,41 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 5,26% lên mức 2.000 đồng/CP.

Trong khi đó, LPB giảm hơn 5% và tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2 khi chuyển nhượng thành công 1,93 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, sau 3 phiên giao dịch thiếu tích cực, HVN đã đảo chiều hồi phục với mức tăng 2,5% với khối lượng giao dịch sôi động đạt hơn 1 triệu đơn vị.

3 tháng ngồi ghế “nóng” Sacombank, ông Dương Công Minh đã làm được gì?
Là một trong những ngân hàng có tổng nợ xấu lớn nhất sau M&A hiện nay, nhưng với nỗ lực xử lý và bán nợ cho VAMC, hoạt động Sacombank đang dần...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư