-
OMODA C5 chào giá từ 589 triệu đồng -
Hưng Thịnh Phát khai trương đại lý Skoda Thái Bình -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024
Ngành sản xuất ô tô luôn là niềm tự hào của nhiều quốc gia. Ảnh minh hoạ |
"Nếu Vingroup thành công với dự án Vinfast, ngoài lợi ích của bản thân doanh nghiệp, ngành công nghiệp ô tô với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và cả nền kinh tế sẽ nhận được những giá trị rất lớn”. Đó là chia sẻ của Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khi nhận xét về giá trị khi Vingroup tham gia vào lĩnh vực sản xuất ô tô.
Làm ô tô không “ngon ăn”
Báo cáo của PwC, một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới, cho thấy nền công nghiệp ô tô toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức dù những số liệu chính vẫn cho thấy sự khả quan. Tỷ suất lợi nhuận biên (tỷ suất lãi ròng/doanh thu) của 10 hãng sản xuất xe lớn nhất thế giới chỉ đạt bình quân 4%, chưa bằng một nửa so với chi phí sử dụng vốn bình quân toàn ngành.
Mặt khác, theo TS. Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, phát triển công nghiệp ô tô trước hết phải gắn liền với dung lượng thị trường. Dung lượng thị trường ở Việt Nam hiện lá khá nhỏ. Lượng ô tô tiêu thụ năm 2016 ở Việt Nam đạt mức kỷ lục là 300.000 chiếc. Thế nhưng, "miếng bánh" này dành cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô ở Việt Nam. Những năm tới, phải trông chờ dung lượng thị trường tăng gấp đôi thì mới là cơ hội tốt cho doanh nghiệp sản xuất ô tô.
“Người ta có những con số gần như chuẩn, ví dụ như thị trường tiêu thụ trên 500.000 ô tô một năm thì đấy bắt đầu mới là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất, đặc biệt là với thương hiệu nội”, TS. Phan Đăng Tuất nói.
Năm |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
Lượng tiêu thụ |
92.000 |
110.500 |
157.800 |
244.900 |
304.400 |
335.000 |
Lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam qua các năm. Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).
TS. Phan Đăng Tuất cũng cho biết, ở Việt Nam hiện nay, dấu hiệu này mới bắt đầu xuất hiện, hay nói cách khác, thị trường vẫn đang ở mức tiềm năng. Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia kinh tế cho rằng, từ tiềm năng cho đến thực tế là một chặng đường và chặng đường này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. “Thị trường Việt Nam đúng là có tiềm năng lớn, nhưng để nói là hấp dẫn thì chưa hẳn”, vị chuyên gia này đánh giá.
Sứ mệnh của ô tô thương hiệu Việt
Trên thế giới, ngành sản xuất ô tô đang đối mặt với nhiều thách thức. Ở trong nước, thị trường “chưa hẳn là hấp dẫn”. Nhưng vì sao thông tin Vingroup sản xuất ô tô lại được thị trường đón nhận hào hứng như vậy?
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, ngành sản xuất ô tô luôn là niềm tự hào của nhiều quốc gia vì ô tô được coi là chuẩn mực cho một nền công nghiệp phát triển, với trình độ phát triển của công nghệ, thiết kế, sức sản xuất, chuỗi cung ứng, phân phối cũng như tiềm lực lao động.
“Ở một quốc gia như chúng ta, với quy mô dân số và điều kiện địa lý như thế này thì chúng ta cần và rất cần có một thương hiệu ô tô nội địa. Đấy không chỉ là ước mơ mà đã tính toán nhiều lần rồi, rất nhiều quy hoạch, rất nhiều chính sách được đề xuất” - TS Phan Đăng Tuất cũng lý giải.
Thực tế, dù vừa khởi động hơn 1 tháng nhưng Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện Vinfast, công nghiệp ô tô Việt Nam đang tạo ra hy vọng đột phá cho ngành ô tô, mở ra cơ hội cho nhiều ngành công nghiệp phụ trợ.
“Vingroup đang góp phần quan trọng tạo dựng nên một ngành công nghiệp, qua đó đẩy nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác cùng đi lên. Anh đi đầu, anh tạo ra môi trường tốt cho tất cả cùng phát triển”, TS Vũ Đình Ánh đánh giá.
Điều này cũng được ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Vingroup khẳng định khi cho biết, Vinfast sẽ hỗ trợ và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, Vingroup đã lường trước được những khó khăn, thách thức và thậm chí có thể chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để là chủ công nghệ, tự chủ trong ngành công nghiệp có vai trò rất lớn này.
Với quyết tâm ấy của Vingroup, nếu thành công, Vingroup không chỉ tiến thêm một bước phát triển mới mà sẽ đóng góp hàng tỷ USD vào GDP, tạo ra hàng chục nghìn việc làm trực tiếp, góp phần kiến tạo cả một ngành công nghiệp ô tô, tạo sức bật cho hàng loạt ngành công nghiệp hỗ trợ... Hay nói như một chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất ô tô thì điều có thể nhìn thấy trước là "Vinfast có ích nước lớn hơn lợi nhà".
-
Hưng Thịnh Phát khai trương đại lý Skoda Thái Bình -
Hướng dẫn thực hiện Nghị định thư với Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ -
Đến năm 2035, Hà Nội sẽ sử dụng 100% xe buýt xanh -
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc điện -
Dat Bike chơi lớn, mang công nghệ xe bốn bánh trang bị cho bộ ba Quantum S-Series -
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử