-
Đà Nẵng trao hơn 20.000 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo đón Tết -
Liên tiếp các địa phương "chốt" môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 là tiếng Anh -
Doanh nghiệp Thái Bình ủng hộ gần 35.000 suất quà tặng người nghèo dịp Tết Ất tỵ 2025 -
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025 -
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang -
Thêm Trường đại học trở thành Đại học: Không chỉ là thay đổi cái tên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Ngài Franklin Drilon, Chủ tịch Thượng viện Philippines. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) |
Mở đầu cuộc hội kiến, Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano Belmonte đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hành vi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Ông cho rằng ngay các nghị sỹ gốc Hoa tại Hạ viện Philippines cũng bày tỏ sự phẫn nộ của mình về hành động này của Trung Quốc. Với tư cách là Chủ tịch Hạ viện, ông và các nghị sỹ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông.
Hạ viện Philippines cũng ủng hộ lập trường của hai nhà lãnh đạo rằng hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte chia sẻ ông có hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cách thức mà Việt Nam giải quyết tranh chấp và xung đột với Trung Quốc để duy trì nền độc lập của mình.
Ông cũng khẳng định cách hành xử của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế khi nước này đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và hành động hết sức nghiêm trọng lúc này là đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Ông Feliciano J.Belmonte nhấn mạnh Philippines kiên định ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông vì đây là vấn đề của cả hai nước, và hơn nữa phải kêu gọi sự ủng hộ quốc tế vì đây là vùng biển có tới 30-40% lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới đi qua.
Ông cũng cho rằng việc Trung Quốc đã và đang làm với Philippines và Việt Nam mới chỉ là những sự việc bắt đầu, nếu các nước không đoàn kết ngăn chặn, các quốc gia khác có thể là những nạn nhân tiếp theo của Trung Quốc khi nước này đang cố gắng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” phi pháp của mình.
Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte cho rằng hai bên lập Ủy ban Công tác chung là rất quan trọng và hy vọng ủy ban này sẽ có những hoạt động phối hợp song phương để xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược. Đồng thời, ông cũng cho rằng Philippines và Việt Nam cùng ASEAN và cộng đồng quốc tế phải đoàn kết ngăn chặn hành động hung hăng vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền biển đảo của các nước.
Hoan nghênh những ý kiến và quan điểm của Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết ông và Tổng thống Benigno Aquino đã nhất trí bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, UNCLOS, đòi hỏi và tiến hành hiện thực hóa “đường 9 đoạn,” xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, đặc biệt là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ chủ quyền trên Biển Đông đang bị xâm phạm nghiêm trọng, đồng thời coi đây là hành động nguy hiểm đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi vùng biển Việt Nam, và Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Nhất trí trong tình hình hết sức nghiêm trọng này, ASEAN cần có Tuyên bố chung, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc.
Về quan hệ song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với quan hệ láng giềng hữu nghị, Việt Nam mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, làm sâu sắc hơn và đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chuyển lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mời Chủ tịch Hạ viện Philippines thăm Chính thức Việt Nam. Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte khẳng định sẽ sớm sang thăm Việt Nam.
Hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo tới ông Franklin Drilon những nội dung quan trọng trong cuộc hội đàm thành công với Tổng thống Benigno Aquino ngày 21/5, theo đó hai bên nhất trí hai vấn đề lớn, đó là đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đồng thời quyết định lập Ủy ban Công tác chung do hai Bộ trưởng Ngoại giao đứng đầu nhằm xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ hai là hai bên đã nhất trí phê phán hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi ASEAN, cộng đồng quốc tế phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc.
Hai bên cho rằng Trung Quốc ngày càng có những hành động bất chấp luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC; dùng sức mạnh để thực hiện yêu sách phi lý “đường 9 đoạn,” xâm phạm chủ quyền trên biển đảo của Việt Nam và các nước khác.
Những hành động thời gian qua và mới đây của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Việt Nam và Philippines cần tăng cường hợp tác, đoàn kết cùng ASEAN và quốc tế nhằm phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc và ủng hộ lập trường của hai nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC.
Thủ tướng cũng cảm ơn chính giới và người dân Philippines đã ủng hộ quan điểm và lập trường của Chính phủ hai nước về vấn đề Biển Đông.
Về phần mình, Chủ tịch Franklin Drilon khẳng định cá nhân ông và Thượng viện Philippines hoàn toàn ủng hộ lập trường, quan điểm có tính nguyên tắc của Chính phủ hai nước về việc yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhất là UNCLOS mà Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việc tham gia công ước đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ này, và việc tuân thủ là một sự bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Ông cũng cho rằng chính việc tuân thủ này là lý do mà Philippines phải viện đến tòa án quốc tế để giải quyết khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này.
Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon hoan nghênh Chính phủ hai nước tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, ngoại giao và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Ông Franklin Drilon cũng nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Chính thức Việt Nam và tham dự Đại Hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào năm 2015./.
Sự gia tăng hiện diện của hải quân Mỹ ở châu Á đạt hiệu quả Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert ngày 19/5 khẳng định sự hiện diện ngày càng tăng của Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu mang lại hiệu quả, góp phần định hình và xoay chuyển được các sự kiện, diễn biến trong khu vực. |
Việt Nam đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Trong 20 cuộc giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc, Việt Nam luôn kiên quyết yêu cầu nước này rút giàn khoan cùng tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của mình. |
Việt Nam đã rất kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển Ngày 20/5, trước sự quan tâm sâu sắc của hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ tám (ADMM-8) về tình hình Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã trao đổi thông tin về vụ việc đang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực. |
PV (Vietnam+)
-
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025 -
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang -
Thêm Trường đại học trở thành Đại học: Không chỉ là thay đổi cái tên -
Nụ cười giản dị của người phụ nữ “gánh cả bầu trời” -
Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 2 ngành mới trong năm 2025 -
Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch và ẩm thực xứ Dừa diễn ra từ 14 - 19/1/2025 -
Đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam