
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
-
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng
-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm, ông Võ Quốc Thắng đánh giá, giãn nộp thuế là chính sách tích cực nhất trong hàng loạt chính sách hỗ trợ từ Chính phủ thời gian qua.
Trong khi đó, gói tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn thị trường do các ngân hàng thương mại đang triển khai lại “chưa đến tay nhiều doanh nghiệp”.
“Mức lãi suất cho vay chỉ giảm 0,2%-0,5%/năm thực sự không có ý nghĩa trước những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đang gặp phải. Điều mà chúng tôi cần lúc này là giảm lãi suất đối với các khoản đã vay”, ông Võ Quốc Thắng chia sẻ.
Mặt khác, trước thực tế có một số trường hợp SMEs cho rằng, họ không thể tiếp cận các gói vay lãi suất ưu đãi, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, đã “tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm giá vốn, giảm lãi suất cho vay thực hiện rộng khắp”.
“Có trường hợp cá biệt chưa được vay lãi suất thấp nhưng đa phần là hàng triệu doanh nghiệp, người dân, cá nhân vay vốn đã được thụ hưởng chính sách này”, ông Tú nói và cho biết, nguồn vốn trên là sự chia sẻ đồng hành của các ngân hàng với doanh nghiệp, bằng cách cắt giảm lợi nhuận chứ không phải nguồn lực từ ngân sách.
Đại diện này lý giải, cách đây 5 năm, sự đồng hành này có thể không thể thực hiện vì khi đó, sức khỏe nhiều ngân hàng còn mong manh như “sợi chỉ”.
Và nay, tình hình này đã được cải thiện sau quá trình tái cơ cấu, cải thiện năng lực tài chính.
![]() |
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước (Ảnh: HP). |
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, dù thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp “toàn diện, triệt để, tích cực, rộng khắp với tất cả các đối tượng” nhưng “không giảm điều kiện tín dụng” nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng tín dụng.
Phó thống đốc ví, với những doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực tài chính quá yếu, rồi hồ sơ, hoạt động không minh bạch, không có tài sản thế chấp mà cho vay sẽ rất rủi ro, "như mua vịt ngoài đồng”.
Chủ trương trên hướng đến mục tiêu không tăng thêm nợ xấu, cũng như toàn ngành không phải bước vào chu kỳ giải quyết hậu quả của sự yếu kém trong hệ thống tài chính ngân hàng như thời gian qua.
Giảm tối đa rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi khoản nợ cũng là một trong những lý do khiến các ngân hàng thương mại dè dặt duyệt các gói vay cho doanh nghiệp SMEs.
“Ngân hàng phải kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp đã thu, chi như thế nào, có hiệu quả hay không thì mới cho vay.
Chúng tôi muốn hỗ trợ SMEs nhưng các điều kiện phải thực hiện theo quy định, chứ mở cửa ồ ạt rồi mất vốn ai chịu trách nhiệm”, ông Đào Minh Tú nói.
Dù đồng tình quan điểm, doanh nghiệp SMEs chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của đại dịch và cần được cho vay để khôi phục sản xuất, kinh doanh, nhưng ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, nhóm doanh nghiệp “yếu thế” này đã được hưởng chính sách cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ.
Theo ông Hùng, giai đoạn hiện tại, cả phía ngân hàng và doanh nghiệp đều phải xem lại việc tái cơ cấu tổ chức mình, cần đầu tư lĩnh vực mới ra sao và khoản nợ cũ sẽ trả bằng cách nào,…trước khi tìm đến nguồn vốn từ vay ngân hàng.
“Tài sản đảm bảo chỉ là một trong những điều kiện để ngân hàng cho vay. Phía ngân hàng cần tạo niềm tin của khách còn phía doanh nghiệp phải để ngân hàng quản lý được dòng tiền của mình như chuyển tiền đi đâu, dùng cho mục đích gì”, ông Nguyễn Quốc Hùng nói.
Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều giải pháp nhằm hồi phục kinh tế trong và sau đại dịch như: gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; doanh nghiệp được hỗ trợ tiền để trả lương trong trường hợp người lao động ngừng việc tạm thời.
Thêm vào đó, Chính phủ còn có gói hỗ trợ cho các đối tượng với tổng mức hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khoảng 62.000 tỷ đồng.
Trong số này, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 01/2020 ngày 13/03/2020 về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ đã thực hiện trên tinh thần của thông tư số 01 nêu trên trong việc cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Điển hình như Vietcombank đã hạ lãi suất xuống thấp hơn 0,5-1,5% so với mặt bằng lãi suất chung, VP Bank công bố chương trình đồng hành thứ hai với mức giảm lãi suất 2% cho các SMEs bao gồm khách hàng hiện hữu và vay mới,…

-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng -
Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam -
ABBANK, ADB và PWC cùng khởi động chương trình "nâng cao năng lực về ngân hàng xanh" -
"Gà đẻ trứng vàng" một thời vẫn bộc lộ điểm yếu về vốn, thanh khoản
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng