-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Xử lý được lượng lớn hồ sơ cơ cấu nợ trong một thời gian ngắn, đảm bảo không sai đối tượng là điều hết sức khó khăn cho các ngân hàng. Ảnh: Đức Thanh |
Quá tải hồ sơ cơ cấu nợ
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 4/2020, các ngân hàng đã tái cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ cho 170.000 khách hàng với dư nợ 130.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho khoảng 29.000 tỷ đồng; hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho gần 1 triệu tỷ đồng, cho vay mới với lãi suất giảm 1-2% so với trước dịch khoảng nửa triệu tỷ đồng… Với số dư nợ được hỗ trợ lớn, các ngân hàng hy sinh ít nhất 10.000 tỷ đồng lợi nhuận, đồng nghĩa doanh nghiệp được hưởng lợi số tiền này để phục hồi sản xuất - kinh doanh.
Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Hà cho hay, dịch bệnh khiến doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh về doanh thu. Trong lúc doanh nghiệp chưa biết xoay xở thế nào với khoản nợ lớn từ ngân hàng, thì ngân hàng đã cử cán bộ xuống nhà máy đánh giá khó khăn của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ. “Doanh nghiệp rất phấn khởi vì đã nhận được sự chia sẻ, đồng hành của ngân hàng”, ông Thể chia sẻ.
Số lượng cá nhân, doanh nghiệp được ngân hàng hỗ trợ đã lên tới hàng trăm ngàn khách hàng, song thực tế, số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có thể lên tới cả triệu người. Chưa kể, nguồn lực hỗ trợ có hạn, gói tín dụng này không phải tiền ngân sách, mà là lợi nhuận mà các ngân hàng bỏ ra để chia sẻ với khách hàng. Vì vậy, dễ hiểu khi đây đó còn những than phiền về việc chưa nhận được hỗ trợ từ ngân hàng.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB cho biết, chỉ Ủy ban Cơ cấu nợ của OCB mới được phép phê duyệt hồ sơ được cơ cấu nợ, trong khi lượng hồ sơ lên tới hàng ngàn, dẫn tới tình trạng hồ sơ ùn ứ. “Trung bình mỗi ngày, Ủy ban giải quyết 400-500 hồ sơ mà vẫn không xuể. Chúng tôi đang tính tới việc chuyển sang phê duyệt hồ sơ cơ cấu nợ tự động để người ra quyết định cơ cấu nợ có thể phê duyệt cùng lúc hàng trăm trường hợp”, ông Tùng nói.
Trong khi đó, VPBank đã ứng dụng công nghệ để phê duyệt hồ sơ cơ cấu nợ tự động. Tính đến ngày 4/5, Ngân hàng đã cơ cấu nợ được cho khoảng 14.000 khách hàng, hơn 95% số khách hàng đề nghị cơ cấu nợ đều đã được thực hiện.
Ngân hàng chịu nhiều áp lực
Covid-19 đã tác động nặng nề tới doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp giảm 70-80% doanh thu, thậm chí đã có những doanh nghiệp phải đóng cửa. Vì vậy, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nghĩ đến ngân hàng như “phao cứu sinh”. Rất nhiều đề nghị nới lỏng điều kiện vay vốn, hạ lãi suất cho vay về mức 3-4%/năm… được đưa ra.
Xem xét kéo dài thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết
NHNN sẽ xem xét chủ trương kéo dài thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết. NHNN cũng sẽ lập đoàn công tác làm việc tại các địa phương nhằm nắm bắt tình hình thực hiện các giải pháp của ngành ngân hàng, để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh.
Toàn hệ thống ngân hàng cam kết tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thúc đẩy các hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng
Cụ thể, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, cần đưa ra tiêu chuẩn cấp tín dụng đặc thù, áp dụng riêng cho năm 2020, chẳng hạn giảm 30-50% lãi vay; giảm 50% giá trị tài sản bảo đảm vay vốn…, thì doanh nghiệp mới có dễ bề tiếp cận vốn.
Trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị, ngân hàng đưa lãi suất cho vay về 4-5%/năm với tiền đồng và 2-3% với USD, giảm trích lập dự phòng rủi ro để dành vốn hỗ trợ doanh nghiệp, cho doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm vay vốn lãi suất 0%...
Các đề xuất trên tạo áp lực lớn cho các ngân hàng, nhất là trong bối cảnh ngành này vừa trải qua một cuộc đại phẫu xử lý nợ xấu nặng nề, mất gần chục năm mới có được nền tảng tài chính khá tốt như hiện nay.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng chia sẻ: “Các ngân hàng đang nỗ lực đơn giản nhất có thể các thủ tục nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. NHNN cũng đã chỉ đạo sẽ xử lý các chi nhánh, cán bộ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, chậm trễ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi thống nhất quan điểm của NHNN là không cho vay “dưới chuẩn” nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động của ngân hàng”.
Theo dự báo của NHNN, nợ xấu năm nay sẽ vượt 3%, nếu hạ chuẩn tín dụng, xem nhẹ dự phòng rủi ro, rất có thể hệ thống ngân hàng lại rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ xấu sau khi dịch bệnh qua đi, kéo theo khủng hoảng của nền kinh tế. Giữ ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng chính là tạo nền tảng ổn định vĩ mô để kinh tế phục hồi sau dịch.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) khẳng định, hiện các ngân hàng không thiếu tiền, song thiếu dự án hiệu quả, chứng minh được tính khả thi. Ngành ngân hàng đang chấp nhận giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng không phải là hỗ trợ vô điều kiện, cho vay vô tội vạ. “Nếu cho vay dễ dãi, doanh nghiệp dùng vốn vay để đảo nợ, sử dụng không hiệu quả, thì nợ xấu sẽ tăng vọt, ai sẽ chịu trách nhiệm?”, ông Hùng đặt câu hỏi.
Liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cuối tuần qua, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank đề nghị, các doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai các dự án thực sự khả thi, tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả và cân đối được nguồn trả nợ; phối hợp với ngân hàng minh bạch tài chính, chứng minh thiệt hại, không trục lợi chính sách. Doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ hội để tái cấu trúc kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường chuỗi liên kết, minh bạch dòng tiền, tạo cơ sở để thay hình thức vay vốn bằng thế chấp tài sản sang vay tín chấp bằng quản lý dòng tiền.
“Trong mùa dịch mà không có kế hoạch hậu dịch phát triển công ty, thì vay ngân hàng sẽ trở thành gánh nặng cho chính họ. Không khéo lại ảnh hưởng đến ngân hàng. Tôi khuyên doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có kế hoạch tốt hậu dịch thì không nên vay”, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khuyến cáo.
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025