
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
![]() |
Phó thống đốc Đào Minh Tú |
Không thể hi sinh tỷ giá vì lãi suất
Từ đầu năm đến nay, tỷ giá liên tục tăng nóng. Cách đây một tuần, tỷ giá tăng tới 5,9% so với đầu năm. Hiện tại, nhờ các giải pháp can thiệp của NHNN, tỷ giá đã bớt căng, chỉ còn tăng 4,8% so với đầu năm. Mức mất giá này của tiền đồng vẫn còn thấp so với mức mất giá của nhiều đồng tiền khác trên thế giới: Đài tệ mất giá 5,96% từ đầu năm; bath Thái mất 7,12%; yen Nhật mất 9,69%; won Hàn Quốc mất giá 7,71%; franc Thụy Sỹ mất giá 8,2%... song cũng là con số đáng giật mình.
Lãi suất thấp kỷ lục được coi là một trong các nguyên nhân khiến tỷ giá gặp nhiều áp lực.
Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, hiện lãi suất đang ở mức thấp nhất trong “nhiều chục năm trở lại đây”, nhiều chuyên gia đã phải lên tiếng cảnh báo lãi suất quá thấp sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
“Lãi suất là một chỉ tiêu phức tạp và đòi hỏi phải điều hành hợp lý, vì lãi suất là yếu tố liên quan mật thiết đến nhiều chính sách khác, trong đó có tỷ giá. Chúng ta không thể hi sinh tỷ giá vì lãi suất mà phải đảm bảo hài hòa lãi suất và tỷ giá trên cơ sở tính toán lợi ích chung của mối quan hệ này cũng như trong mối tương quan với các chỉ tiêu khác. Việc hạ lãi suất phải phù hợp với kinh tế vĩ mô. Do đó, tại thời điểm này, NHNN không đặt ra vấn đề điều chỉnh lãi suất điều hành”, Phó thống đốc cho biết.
Năm ngoái, tỷ giá VND/USD chỉ tăng 2,6% nhưng 4 tháng đầu năm nay đã có mức tăng gần gấp đôi khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Hiện tại, tỷ giá đã bớt căng sau loạt giải pháp của NHNN song áp lực vẫn rất lớn. Từ tuần trước, NHNN đã tuyên bố sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm.
“Đây là giải pháp cuối cùng để ổn định tỷ giá”, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Doanh nghiệp cũng cần phối hợp, không găm giữ, đầu cơ ngoại tệ
Biến động tỷ giá đang tác động gay gắt tới các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu. Dù vậy, kỳ vọng tỷ giá “ổn định” theo hướng không biến động lớn như mong muốn của doanh nghiệp là rất khó. Bởi biến động tỷ giá chịu nhiều tác động khách quan.
Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, tỷ giá là vấn đề lớn, nếu không quản lý hiệu quả sẽ tác động đến lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, NHNN rất quyết liệt trong điều hành tỷ giá. Quan điểm của NHNN là ổn định chứ không phải cố định tỷ giá (tỷ giá lên xuống hài hòa, không để âm trạng thái ngoại tệ).
Phó thống đốc cũng chỉ ra loạt nguyên nhân khách quan tác động tới tỷ giá, buộc cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải thẳng thắn nhìn nhận.
Thứ nhất, chính sách kiểm soát lạm phát của Mỹ và các nước lớn vẫn tiếp tục.
Thứ hai, đồng USD đang tiếp tục lên giá.
Thứ ba, tình trạng giảm cầu đầu tư, cầu tiêu dùng của thế giới, từ đó tác động tiêu cực lên hoạt động xuất khẩu.
Thứ tư, vấn đề cát cứ, xung đột ở Biển đỏ, khó khăn về logistic cũng như tình trạng khó khăn của nguyên vật liệu một số lĩnh vực. Thêm vào đó, tâm lý lo sợ chiến tranh Vùng Vịnh đẩy giá dầu, giá vàng tăng vọt thời gian qua…
Ngoài tác động khách quan của thế giới, tỷ giá cũng bị tác động bởi một số yếu tố trong nước. Cụ thể, lãi suất giảm sâu thời gian qua khiến chênh lệch lãi suất VND và USD âm trên thị trường liên ngân hàng, khiến tâm lý đầu cơ ngoại tệ quay lại, gây áp lực cho tỷ giá. Ngoài ra, nhập khẩu phục hồi cũng khiến cầu ngoại tệ gia tăng. Tâm lý kỳ vọng cũng là yếu tố gây thêm sức ép cho tỷ giá.
Thời gian qua, NHNN đã có nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá như: hút tiền dư thừa trong hệ thống về, điều hành lãi suất hợp lý, thúc đẩy cho vay xuất khẩu để tạo nguồn cung ngoại tệ, điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để ngăn đầu cơ tích trữ ngoại tệ… Giải pháp cuối cùng là bán ngoại tệ can thiệp thị trường.
Dù vậy, Phó thống đốc cũng khuyến nghị, để chung tay giữ ổn định tỷ giá, doanh nghiệp cũng phải phối hợp bằng cách không nên găm giữ ngoại tệ, tránh tạo thêm áp lực cho tỷ giá.

-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh