Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 01 năm 2025,
Phó thống đốc nêu lý do không công bố xếp loại ngân hàng
T.L - 03/10/2022 07:40
 
Khẳng định điều hành room tín dụng căn cứ xếp loại ngân hàng song Phó thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, NHNN không công bố xếp hạng vì người dân sẽ lo ngại chuyện ngân hàng yếu kém.

Sức khỏe của ngân hàng chính là căn cứ đầu tiên để Ngân hàng Nhà nước phân bổ room tín dụng. Phát biểu trước cuộc họp của Ủy ban kinh tế Quốc hội cuối tuần qua, Phó thống đốc cũng khẳng định, các ngân hàng thương mại muốn tồn tại, phát triển bền vững thì phải tập trung vào chất lượng tín dụng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện room tín dụng 14% của năm 2022 đã được Ngân hàng Nhà nước phân bổ gần hết cho các ngân hàng thương mại và không có chủ rương nới thêm room tín dụng năm nay do áp lực lạm phát, tỷ giá và lãi suất rất lớn. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước đang tính toán cấp room tín dụng cho các tổ  chức tín dụng năm 2023. Trước đó, tại Hội nghị về công tác điều hành tín dụng kéo dài 7 tiếng mà Ngân hàng Nhà nước tổ chức với sự tham gia của các tổ chức tín dụng giữa tháng 9/2022, đa số các  tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá việc điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua là phù hợp, tán thành chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng. Bởi nếu tỷ lệ tăng trương tín dụng cao sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các  tổ  chức tín dụng và an toàn hệ thống.  

Tuy vậy, lãnh đạo nhiều tổ chức tín dụng đề nghị cần có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các TCTD tránh việc phân bổ cào bằng; và việc thông tin riêng đến từng TCTD là cần thiết vì phân bổ theo xếp loại không thể công khai ra công chúng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các TCTD.

Trong năm 2022, để kịp thời thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã căn cứ các kết quả xếp hạng năm 2020 của từng TCTD theo Thông tư 52. Đây là kết quả xếp hạng mới nhất tại thời điểm phân bổ đầu năm.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng một số chỉ tiêu để cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của chính phủ và điều hành của Ngân hàng Nhà nướclàm cơ sở điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu TTTD đối với từng TCTD trong quá trình phân bổ như tiêu chí các TCTD tham gia xử lý các TCTD yếu kém…

Do đó, ngay sau khi có kết quả xếp hạng mới nhất của các TCTD theo thông tư 52, Ngân hàng Nhà nướcđã cập nhật chỉ tiêu TTTD năm 2022 của các TCTD theo kết quả xếp hạng chính thức năm 2021. Đồng thời nắm bắt nhu cầu TTTD căn cứ diễn biến thị trường. 

Hầu hết đại diện các ngân hàng cũng cho rằng việc duy trì xếp hạng theo Thông tư 52 để làm căn cứ phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng TCTD là cần thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét các tiêu chí như TCTD lành mạnh, đáp ứng tiêu chí về an toàn, khuyến khích ở mức độ nhất định với các TCTD tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới như Basel III, mức độ chuyển đổi số

Đối với các kiến nghị về tiêu chí xem xét phân bổ chỉ tiêu tín dụng, cách thức phân bổ,… Thống đốc yêu cầu các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi,… để hoàn thiện công cụ hạn mức tín dụng và điều hành TTTD năm 2023.  

Room tín dụng đã sử dụng hết 13,6%, Chính phủ không có chủ trương “nới”
Trao đổi với Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa chuyên gia kinh tế - cho hay, Chính phủ và NHNN chưa có chủ trương nới thêm room tín dụng năm nay, dù room đã...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư