-
Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công -
TP.HCM chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy Nipro -
Bình Định phát triển logistics gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng -
Cần 183.856 tỷ đồng xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Theo chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng, cầu Bến Rừng là công trình giao thông cấp đặc biệt đã được HĐND Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 22/12/2020.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới gần 1.941 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương (1.100 tỷ đồng), ngân sách TP.Hải Phòng (835,49 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh Quảng Ninh (5,5 tỷ đồng - chi phí GPMB phần cầu trên địa bàn Quảng Ninh).
Mô phỏng công trình cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh qua sông Đá Bạch |
Toàn cảnh khu vực triển khai thực hiện Dự án. Ảnh: Hồng Phong |
Ngoài phần cầu khởi công này, tỉnh Quảng Ninh sẽ đầu tư xây dựng 2,3 km đường trên địa bàn thị xã Quảng Yên, để kết nối Cầu Bến Rừng với đường tỉnh 338, với tổng mức đầu tư trên 260 tỷ đồng.
Cầu Bến Rừng được xây dựng tại vị trí cách phà Rừng hiện tại khoảng 3,7 km về phía thượng lưu, phía bên Hải Phòng thuộc xã Gia Đức, Thủy Nguyên, cách cầu sông Chanh khoảng 4,3 km và cách QL18 khoảng 6,4 km. Cầu chiều dài khoảng 1.865,3m, cầu chính và cầu dẫn rộng 21,5 m. Xây dựng đường dẫn hai đầu cầu với chiều dài khoảng 410m; mặt cắt ngang nền đường rộng 22,5 m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp, dải an toàn, dải phân cách, lề đường không gia cố. Dự kiến, dự án sẽ phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2023.
Về dự và phát lệnh khởi công Dự án, Phó thủ tướng Lê Văn Thành bày tỏ sự phấn khởi và khẳng định việc khởi công công trình cầu Bến Rừng ngày hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với 2 địa phương.
Đây là dự án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình làm việc giữa Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ tỉnh Quảng Ninh về “Thống nhất hợp tác đẩy nhanh tốc độ phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng”.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo và phát lệnh khởi công Dự án |
Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thời gian vừa qua. Hải Phòng và Quảng Ninh là 2 địa phương đều phát triển mạnh về kết cấu hạ tầng, việc khởi công xây dựng công trình cầu Bến Rừng khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ góp phần tạo động lực phát triển, tạo ra không gian về quỹ đất đô thị, khu cụm công nghiệp... Đồng thời, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội”.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành cùng lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo hai địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh nhấn nút khởi công xây dựng cầu Bến Rừng. |
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết, Thành phố và tỉnh Quảng Ninh trong những năm vừa qua đã triển khai nhiều chương trình, nội dung hợp tác, thúc đẩy liên kết vùng và đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Đông Bắc bộ.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng phát biểu tại lễ khởi công. |
Cầu Bến Rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc liên kết vùng, thông qua trục giao thông này, sẽ rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các đô thị như Quảng Yên, Uông Bí, Thủy Nguyên... cùng với hệ thống đường thủy nội địa, đường biển sẽ tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn tạo lực đẩy cho phát triển cộng sinh trong giao thương hàng hóa, trong cung ứng nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng nhấn mạnh, Dự án sẽ thúc đẩy liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển mới, kiến tạo cảnh quan - kiến trúc công trình hiện đại, giàu bản sắc, thiết thực phục vụ cho phát triển du lịch hai địa phương.
Đây là hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2022) và chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2022.
-
Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công -
TP.HCM chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy Nipro -
Bình Định phát triển logistics gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng -
Cần 183.856 tỷ đồng xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư -
350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Lấp khoảng trống hậu dự án BOT -
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định -
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư?
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon