-
Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội -
Đề xuất tốc độ khai thác tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 km/h -
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới -
CPI quý III/2024 tăng 3,84% -
Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu quan điểm về công tác phòng, chống tham nhũng tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: T.T |
Nhiều năm lo lợi ích nhóm, “sân sau”
Hằng năm, công tác phòng, chống tham nhũng là một nội dung được Quốc hội xem xét, đánh giá ở kỳ họp tháng 10. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này vừa được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiến hành thẩm tra trong phiên họp toàn thể lần thứ bảy vào cuối tuần qua.
Theo đánh giá của Chính phủ, năm 2022, tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn; xảy ra trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp.
Chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đề cập khá nhiều đến công tác cán bộ.
Chẳng hạn, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc.
Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn có tình trạng xét duyệt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu chặt chẽ; thiếu kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc cán bộ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp.
Nguyên nhân của hạn chế trên là do một số cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận diện đầy đủ mức độ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo dõi hoạt động phòng, chống tham nhũng, Tiểu ban 5 thuộc Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, trong năm 2022, tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán.
Báo cáo dẫn một số vụ điển hình, như vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai; vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhận hối lộ xảy ra tại các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng.
Đáng chú ý là, những tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” xảy ra ở cả khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, như vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh...
Như vậy, thêm một lần nữa, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội lo ngại trước biểu hiện “lợi ích nhóm”, “sân sau” trong phòng, chống tham nhũng.
Từ năm 2020, trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đã đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện kiến nghị của Ủy ban tại Báo cáo thẩm tra năm 2019 về việc đánh giá, nhận diện tình trạng “tham nhũng vặt”, tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tham nhũng trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng.
Tháng 9/2021, cũng trong phiên họp thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, Nhóm nghiên cứu của ủy ban này cho rằng, trong năm 2021, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục…, trong đó có sự câu kết, “thổi giá” giữa cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá.
Hàng ngàn vụ trộm cắp có khi không nguy hại bằng vụ Việt Á
Thảo luận tại phiên họp, luật sư - đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nêu một vấn đề đáng chú ý, là tình trạng tội phạm trong giới “công bộc của dân” đang gia tăng.
Ông Nghĩa đặt vấn đề, tình trạng công chức nhà nước nhận hoa hồng lót tay của doanh nghiệp, của người dân để nâng giá, mua hàng giá cao bằng tiền ngân sách, hoặc bỏ qua, làm ngơ các vi phạm, tội phạm, nhận tiền hối lộ, bồi dưỡng, quà cáp... phải chăng tồn tại lâu rồi và khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Cho đến khi xảy ra vụ Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh hay tại Cục Lãnh sự, thì nó mới bộc lộ “phần nổi của tảng băng”, vì khi đó đạt đến quy mô quá lớn và quá trắng trợn, không che giấu được. Vậy thì còn biết bao nhiêu vụ tương tự như thế đang diễn ra và chưa bộc lộ?
Vị đại biểu TP.HCM nhấn mạnh, cử tri quan tâm đến tội phạm là “công bộc”, bởi người dân chờ đợi ở họ những quy chuẩn đạo đức cao hơn thông thường. Và người dân tin rằng, khi tuyển dụng họ vào bộ máy nhà nước, thì quy trình tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm rất chặt chẽ, thử thách trong thời gian rất dài. Do đó, những người này, nếu có phạm tội sẽ không phạm tội nặng, không ở quy mô lớn và thiệt hại lớn cho nhà nước, xã hội.
Lúc khó khăn, khủng hoảng, khi tính mạng, cuộc sống của hàng triệu người bị đe dọa, đảo lộn do dịch Covid-19, đã có rất nhiều công bộc bất chấp nguy hiểm tính mạng để cứu dân, giúp dân, hy sinh lợi ích của gia đình, bản thân để giúp dân vượt qua nguy hiểm, như rất nhiều công chức, viên chức trong ngành y...
Trong khi đó, một nhóm công chức cao cấp lại câu kết với nhau một cách có hệ thống để trục lợi rất lớn.
“Hàng ngàn vụ móc túi, trộm cắp cũng nguy hại, nhưng có khi không nguy hại, thiệt hại lớn bằng vụ Việt Á, vụ án ở Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Bởi các vụ án này làm mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Theo đại biểu Nghĩa, người dân đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhưng cũng không ít cử tri và người dân chưa thực sự tin rằng có thể ngăn chặn và giảm thiểu nạn tham nhũng một cách căn cơ, dài hạn.
Vì thế, ông Nghĩa cho rằng, cần có thay đổi mang tính chất đột phá về phương pháp, chính sách trong công tác cán bộ.
“Những người dày dặn công tác mấy chục năm đưa lên vị trí rất cao rồi cuối cùng lại phải đứng trước vành móng ngựa, thì công tác cán bộ phải xem xét lại. Từ phòng, chống tội phạm, tham nhũng, chúng ta phải đề xuất cho được về chính sách cán bộ thì mới căn cơ”, ông Nghĩa nói.
Chia sẻ với quan điểm của đại biểu Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) dẫn số liệu tội phạm tham nhũng tăng hơn 33%, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn tăng đến 69% và cho rằng, đây là những con số rất đáng quan tâm.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt chống tham nhũng, vậy mà số vụ tham nhũng vẫn tăng, thì đây có phải là xu hướng không, như vậy cần quay lại xem xét từ khâu bố trí cán bộ cho đến cơ chế, chính sách. Đặt vấn đề này, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị Chính phủ đánh giá thật kỹ, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, nói rõ xu hướng thời gian tới thế nào và cần giải pháp mạnh hơn nữa để phòng, chống tham nhũng.
Đại biểu Trần Công Phàn, Ủy viên Ủy ban Tư pháp nhìn nhận, thời gian qua, dường như chúng ta đang rất phấn khởi vì đưa ra xét xử một số vụ án lớn, nhiều người có chức vụ cao.
“Lâu nay vẫn đặt ra mục tiêu phấn đấu làm sao để không dám, không muốn và không thể tham nhũng, nhưng thực tế thì vẫn để xảy ra những vụ án lớn như vậy. Vậy công tác phòng ngừa như thế nào, đã chú ý đúng mức chưa, sự phấn khởi như trên đã bền vững chưa”, ông Trần Công Phàn đặt vấn đề.
Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 15 (ngày 15/9), Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).
Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2022, các cơ quan điều tra trong công an nhân dân đã thụ lý điều tra 637 vụ án, 1.366 bị can phạm tội về tham nhũng. Trong đó, khởi tố mới 389 vụ, 847 bị can (tăng 107 vụ, 311 bị can so với năm 2021). Các vụ án tham nhũng gây thiệt hại hơn 2.791 tỷ đồng, đã thu hồi tài sản trong các vụ án đang thụ lý trên 2.204 tỷ đồng, kê biên 20 bất động sản các loại.
-
Chủ tịch sáng lập WEF trao đổi về kinh tế tri thức với giới trẻ TP.HCM -
Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội -
Đề xuất tốc độ khai thác tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 km/h -
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới -
CPI quý III/2024 tăng 3,84% -
Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
Xử lý 722.409 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe -
Quảng Nam lập Tổ công tác gỡ khó cho các dự án liên quan kết luận thanh tra, kiểm tra -
Lãnh đạo Hải Phòng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI -
Cấp tốc sửa 7 luật, chấn chỉnh thị trường trái phiếu
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong