-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Ông Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc RSM Việt Nam |
Bối cảnh và đặc điểm của các doanh nghiệp
Xác định và tuân thủ quy định giá giao dịch liên kết đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vì lĩnh vực này có rất nhiều khái niệm quốc tế. Về bản chất, khu vực này có nhiều cách nhìn mới, yếu tố phức tạp đan xen cần được xem xét và đánh giá thận trọng.
Hiện nay, trong lĩnh vực thuế, các vấn đề liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết được các tổ chức nghiên cứu quốc tế, các cơ quan thuế trong và ngoài nước cũng như dư luận đặt thành mối quan tâm hàng đầu. Trong các năm qua, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và có nhiều doanh nghiệp FDI được thành lập. Theo đó, giao dịch với các bên liên kết bao gồm giao dịch giữa doanh nghiệp FDI với công ty mẹ, với các công trong cùng tập đoàn là một phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị xuyên suốt của các công ty thành viên trong tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, doanh nghiệp nội địa trong quá trình phát triển cũng hình thành nên các tập đoàn kinh tế với cấu trúc sở hữu phức tạp, bao gồm nhiều công ty có liên quan và phát sinh các giao dịch liên kết với nhau.
Tại nhiều doanh nghiệp, giao dịch liên kết là giao dịch trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Việc xác định giá giao dịch liên kết và thực hiện điều chỉnh có thể tác động đến thu thập chịu thuế và số thuế phải nộp ngân sách của cả doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam.
Thấy được tầm quan trọng của việc kiểm soát tác động thuế của giao dịch liên kết, các quy định liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc giá thị trường đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành nhằm phòng chống các hành vi trốn thuế và gian lận thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc hiểu đúng và áp dụng đầy đủ các quy định về xác định giá giao dịch liên kết là một thách thức lớn đối với rất nhiều doanh nghiệp. Theo đó, một số đặc điểm nổi bật ở phần lớn các doanh nghiệp có phát sinh rủi ro liên quan đến việc tuân thủ quy định này có thể được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định về xác định giá giao dịch liên kết, từ đó chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục và nghĩa vụ tuân thủ liên quan.
Thứ hai, doanh nghiệp mới hiểu biết và nhận thức sơ khai về các nghĩa vụ tuân thủ, nhưng chưa đánh giá được tác động tài chính thật sự của các khoản truy thu và phạt liên quan.
Thứ ba, doanh nghiệp đã nhận thức rõ ràng về việc tuân thủ các quy định, nhưng chưa thiếp lập các chính sách giá giao dịch liên kết và không thực hiện các biện pháp đánh giá lại giá giao dịch liên kết một cách thường xuyên hoặc định kỳ.
Thứ tư, doanh nghiệp không lưu trữ các thông tin về giá giao dịch cùng các chứng từ liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết.
Thứ năm, doanh nghiệp đã nhận thức và chủ động tuân thủ các quy định, nhưng áp dụng quy định chưa phù hợp và không lưu trữ chứng từ chứng minh đáng tin cậy.
Phòng ngừa và kiểm soát rủi ro
Để tránh rủi ro trong việc tuân thủ các quy định về giá giao dịch liên kết, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn, cụ thể như sau.
Biện pháp phòng tránh và giảm thiểu rủi ro liên quan đến xác định giá giao dịch liên kết đối với các doanh nghiệp chưa nắm rõ quy định về tuân thủ: Theo đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về xác định giá giao dịch liên kết và thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ liên quan. Nếu các doanh nghiệp không trang bị đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, việc xác định giá giao dịch liên kết sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro sai sót. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư để đào tạo nhân viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện các phân tích liên quan đến xác định giá giao dịch liên kết.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và nghiên cứu các quy định mới liên quan để đảm bảo tuân thủ và tránh vi phạm pháp luật. Thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong việc xác định giá giao dịch liên kết và các tác động có liên quan.
Hiện nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá được hết tác động tài chính của các khoản phạt và truy thu. Việc doanh nghiệp chỉ hiểu về các nghĩa vụ tuân thủ mà không nhận thức được tác động tài chính của các khoản truy thu và phạt liên quan là một vấn đề lớn trong quản lý rủi ro và tuân thủ quy định. Một số doanh nghiệp đánh giá rủi ro là không trọng yếu, nhưng trên thực tế lại phát sinh các khoản truy thu và phạt trọng yếu khi cơ quan thuế thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Một số trường hợp số tiền truy thu và phạt quá lớn có thể ảnh hưởng đến việc hoạt động liên tục của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng về tính trọng yếu của các khoản truy thu và phạt liên quan đến việc không tuân thủ các quy định pháp luật. Xác định đúng tác động tài chính là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh các cơ quan quản lý ngày càng nghiêm ngặt trong việc kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với doanh nghiệp không thiết lập các chính sách giá giao dịch liên kết phù hợp: Ở một khía cạnh khác, khi các doanh nghiệp đã nhận thức rõ ràng về việc tuân thủ các quy định về giao dịch liên kết, song việc thiếu chính sách giá giao dịch và không thực hiện các biện pháp đánh giá thường xuyên và định kỳ về giao dịch liên kết vẫn có thể khiến doanh nghiệp gặp phải các rủi ro liên quan đến việc tuân thủ quy định.
Để phòng tránh các rủi ro này, doanh nghiệp cần xác định và thiết lập các chính sách về giá giao dịch liên kết. Chính sách này cần bao gồm quy định rõ ràng về việc xác định giá, định kỳ cập nhật giá và quy trình đánh giá lại toàn bộ giá trị giao dịch. Các chính sách này cần phải được thực hiện và tuân thủ chặt chẽ bởi toàn thể các công ty liên quan nhằm đảm bảo tuân thủ quy định hiện hành.
Đồng thời, doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp đánh giá lại giá trị giao dịch một cách thường xuyên và định kỳ. Các biện pháp này bao gồm việc đánh giá lại thông tin về giá cả, đảm bảo tính chính xác và phù hợp của giá trị giao dịch. Việc thực hiện đánh giá lại giá trị giao dịch thường xuyên và định kỳ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra điều chỉnh phù hợp về giá cả và đảm bảo tính chính xác cho việc phân tích so sánh các giao dịch liên kết.
Dựa trên kiến thức chuyên môn và tư vấn từ các chuyên gia, doanh nghiệp cần thiết lập chính sách giá và thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro như kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ đối với các hợp đồng giao dịch liên kết để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc xác định giá giao dịch liên kết.
Doanh nghiệp cần kiểm tra và đánh giá lại các hợp đồng giao có dịch liên kết định kỳ để xác định rằng các hợp đồng này vẫn phù hợp với quy định pháp luật mới nhất. Khi cần thiết, cần điều chỉnh lại những điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các thay đổi của quy định pháp luật. Việc thực hiện kiểm tra định kỳ lại hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện và khắc phục sớm các sai sót và vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch liên kết, giúp phòng tránh và giảm thiểu rủi ro.
Đối với doanh nghiệp không lưu trữ chứng từ liên quan và thông tin về xác định giá giao dịch liên kết: Doanh nghiệp không lưu trữ các thông tin về giá giao dịch và các chứng từ liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết là một thực trang lớn trong việc quản lý rủi ro tuân thủ. Điều này có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin giải trình thiếu chính xác, không đầy đủ và không đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong việc đối chiếu, so sánh khi xác định giá giao dịch liên kết.
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần xác định và thiết lập quy trình lưu trữ thông tin liên quan đến giao dịch liên kết. Mọi chứng từ và thông tin cần được tổ chức, lưu trữ một cách có hệ thống, cẩn trọng và đảm bảo đầy đủ, nhằm duy trì tính minh bạch, khách quan của chứng từ trong việc xác định giá giao dịch liên kết. Điều này giúp thông tin có thể được truy xuất một cách có hệ thống, nhanh chóng và chính xác khi cần thiết, giúp việc tuân thủ các quy định pháp lý được thuận lợi, rõ ràng và minh bạch hơn cho các bên có nhu cầu sử dụng thông tin.
Các doanh nghiệp cũng nên đào tạo nhân viên ý thức về việc lưu trữ thông tin và phải chắc chắn rằng nhân viên có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm về việc quản lý thông tin liên quan đến giao dịch liên kết. Ngoài ra, sử dụng các công nghệ hiện đại để đảm bảo độ tin cậy, khách quan cho các thông tin quan trọng được lưu trữ, phục vụ cho việc truy xuất, đối chiếu.
Đối với doanh nghiệp áp dụng các quy định về xác định giá giao dịch liên kết không phù hợp: Việc chủ động tuân thủ các quy định về giao dịch liên kết là điều quan trọng và được cơ quan chức năng đánh giá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý thêm rằng, việc xác định giá trị thị trường phù hợp của các giao dịch liên kết là một bước quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Để thực hiện việc xác định giá trị thị trường này, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về xác định giá trị thị trường và các phương pháp xác định giá để áp dụng phù hợp.
Phương pháp xác định giá trị thị trường có thể được áp dụng tùy thuộc vào tính chất của giao dịch liên kết, trong đó phương pháp so sánh thường được sử dụng nhiều nhất, cụ thể bằng cách so sánh giá trị của giao dịch liên kết với giá trị của các giao dịch tương đương trên thị trường.
Các doanh nghiệp cần cẩn trọng khi xác định giá trị thị trường của giao dịch liên kết và nên thực hiện độc lập hoặc đưa ra bằng chứng hợp lý để chứng minh giá trị so sánh này là phù hợp. Nếu giá trị được xác định quá cao hoặc quá thấp, có thể dẫn đến các các rủi ro điều chỉnh thuế, bị truy thu và bị nộp phạt.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"