-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Có thể nhận diện rủi ro về tài chính thông qua một số tín hiệu như: rủi ro đầu tư và quản lý đầu tư khi doanh nghiệp đầu tư kém hiệu quả, gây thua lỗ; rủi ro hợp đồng xảy ra khi có sự thiếu chặt chẽ, gây bất lợi về mặt nghiệm thu, thanh toán hay thu tiền; rủi ro giao dịch khi có nhầm lẫn, sai sót trong giao dịch tài chính, gây thiệt hại; rủi ro lãi suất khi vay tiền với lãi suất thả nổi, tăng cao bất thường, công ty thiệt hại nhiều; rủi ro tỷ giá khi biến động tỷ giá USD/VND gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ hoặc mua hàng theo giá USD; rủi ro hoạch định tài chính xảy ra khi hoạch định dòng tiền sai; rủi ro chiến lược khi lựa chọn chiến lược đầu tư sai…
Trước khả năng gặp phải rủi ro, nhất là khi doanh nghiệp bước chân vào cuộc chơi hội nhập kinh tế quốc tế khốc liệt hơn, như Cộng đồng kinh tế Asean và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa hay xử lý rủi ro là không thể thiếu với các doanh nghiệp.
Ông Lê Xuân Hữu, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Dịch vụ Hàng Hóa Con Thoi (ngồi giữa) làm CEO trong tình huống này |
Tại một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Nhận thấy khi TPP có hiệu lực, thủy sản sẽ là một trong những lĩnh vực được hưởng nhiều lợi thế của TPP. CEO bắt đầu nghiên cứu ngay các phương án để có thể nắm bắt thành công các cơ hội khi thị trường TTP rộng mở… Tuy nhiên, trong quá trình phân tích tìm hiểu, CEO nhận thấy một vấn đề nổi cộm là khả năng giải quyết rủi ro của doanh nghiệp còn hạn chế. CEO thấy rằng, song song với việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, doanh nghiệp còn cần có các giải pháp để dự phòng và hạn chế các rủi ro có thể gặp phải.
CEO đưa vấn đề này ra với các cổ đông (CEO là 1 trong 3 cổ đông của công ty) để cùng họ bàn luận tìm giải pháp. Tuy nhiên giữa họ đã nảy sinh những quan điểm trái chiều.
CEO cho rằng, doanh nghiệp cần dành sẵn một khoản tiền để dự phòng cho các vấn đề bất trắc có thể xảy đến như: dự phòng kiện cáo, các rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh… khi kinh doanh trong một thị trường hội nhập mạnh mẽ và cạnh tranh khốc liệt như TTP. Khoản tiền này có thể trích lập từ lợi nhuận hoặc lập mới thông qua các cổ đông.
Song các cổ đông còn lại cho rằng, nếu doanh nghiệp có các công cụ tài chính tốt, có khả năng dự đoán và quản trị tài chính chủ động thì khoản tiền này không cần phải có, còn để một khoản tiền nằm chờ như vậy sẽ khiến đồng tiền bị chết. “Công ty nên tính toán phương án khác. Thậm chí, chỉ cần thuê tư vấn về thiết lập trước các phương án ngăn ngừa rủi ro”, một cổ đông cho biết.
CEO tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình khi cho rằng, doanh nghiệp cần tạo cho mình một điểm tựa vững chắc về tài chính. Nếu không đề phòng trước những biến động khó lường có thể xảy đến bất kỳ lúc nào trong thời kỳ hội nhập, khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ không thể xoay sở kịp và thiệt hại sẽ nặng nề.
CEO và các cổ đông sẽ tìm gia giải pháp cuối cùng nào cho doanh nghiệp của mình?
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO – Chìa khóa Thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng TIV.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025