
-
Cảnh báo lừa đảo cài đặt phần mềm "làm visa online"
-
Hải Phòng tìm hướng đi để du lịch đường sông trở thành sản phẩm mang tầm quốc tế
-
Festival khinh khí cầu lớn nhất Việt Nam lần đầu tổ chức tại Đồng Nai
-
TP.HCM đa dạng sản phẩm du lịch chào mừng đại lễ 30/4
-
Ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam chuyển động và bứt phá -
Thực học, thực làm - giải pháp nâng chất lượng nhân lực ngành du lịch
Trong thời gian qua, Ban Quản lý di tích tỉnh Phú Yên đã phối hợp với địa phương trong việc quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị một số di tích và đạt được những kết quả tích cực.
Cụ thể, Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô (huyện Đông Hòa) được đầu tư kinh phí 12 tỷ đồng để tôn tạo các hạng mục: Khu vực tượng đài, Nhà đón tiếp, Nhà bán hàng lưu niệm, sân bãi, tường rào, cây xanh cảnh quan...
Di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh (huyện Đông Hòa) được đầu tư kinh phí 8,64 tỷ đồng để tôn tạo các hạng mục: Mặt bằng bãi đậu xe, Nhà nghinh phong (2 cái), Cầu đường bộ dài 66,2 m - rộng 3 m, Đường bộ từ Bãi Môn lên Mũi Đại Lãnh dài 969,53 m, Nhà bán vé; Nhà tắm; vệ sinh, sân bãi, tường rào, cây xanh cảnh quan...
Di tích khảo cổ quốc gia Thành An Thổ (huyện Tuy An) được đầu tư kinh phí 12,258 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các hạng mục: Nhà trưng bày bổ sung di tích Thành An Thổ (2 tầng), sân bãi, tường rào, cây xanh cảnh quan…
Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn (thành phố Tuy Hòa) được đầu tư kinh phí 9,285 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các hạng mục: Sân Tháp, Nhà trưng bày, Bia di tích, hệ thống điện chiếu sáng…
Di tích thắng cảnh quốc gia Gành Đá Đĩa (huyện Tuy An) được đầu tư kinh phí 10,260 tỷ đồng để tôn tạo các hạng mục: Nhà đón tiếp, quản lý khu di tích, Nhà Vệ sinh; Sân bãi đậu xe, tiểu cảnh, cây xanh cảnh quan…
Di tích danh thắng quốc gia Núi Đá Bia được đầu tư kinh phí 200 triệu đồng để tôn tạo Bia di tích và đường đi bộ.
Di tích lịch sử quốc gia Đường số 5: sửa chữ nhỏ Bia di tích (vị trí ga Gò Mầm, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa).
Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo Đề án phân cấp quản lý di tích - danh thắng trong thời gian qua đã đạt được hiệu quả nhất định.
Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về bảo vệ và phát huy giá trị di tích được nhiều địa phương chú trọng.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích bước đầu được một số địa phương quan tâm, bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo một số di tích cấp tỉnh.

-
TP.HCM đa dạng sản phẩm du lịch chào mừng đại lễ 30/4 -
Ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam chuyển động và bứt phá -
Thực học, thực làm - giải pháp nâng chất lượng nhân lực ngành du lịch -
Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam tỏa sáng tại EXPO 2025 -
Festival Phở 2025: Hành trình từ gánh hàng rong trở thành di sản -
Người dân và du khách nô nức trải nghiệm Festival Phở 2025 -
Hệ thống giao thông công cộng mới tại Cát Bà - bước tiến cho du lịch xanh
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững