-
Phú Yên tiến hành cưỡng chế tháo dỡ hạng mục vi phạm tại khách sạn Bạch Dương -
Một doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm bị phạt 165 triệu đồng -
Vi phạm trong tuyển sinh, Trường đại học Quốc tế bị xử phạt hành chính -
Quảng Bình: Khởi tố 2 giám đốc doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt phạm vi cấp phép -
Quy định mới về hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình lái xe -
Mạo danh doanh nghiệp xuất khẩu lao động lừa tiền người lao động
Trương Mỹ Lan muốn đối chiếu với SCB
Ngày 15/11, Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP.HCM đề nghị mức án dành cho bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tại giai đoạn 1.
Theo đó, chồng của Trương Mỹ Lan là bị cáo Chu Lập Cơ, Viện Kiểm sát đề nghị tòa sửa bản án sơ thẩm, phạt bị cáo mức án từ 7-8 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (sơ thẩm phạt 9 năm tù).
Viện Kiểm sát đề nghị mức án 7-8 năm tù đối với bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan). |
Theo Viện Kiểm sát, bị cáo đã ký các biên bản họp đại hội đồng cổ đông với nội dung thế chấp tài sản của Times Square, hợp thức hóa hồ sơ vay vốn để tạo điều kiện cho vợ là bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB, thực hiện các hành vi phạm tội.
Song ở phiên tòa phúc thẩm, xét thấy bị cáo Chu Lập Cơ có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: nộp thêm một số tiền đáng kể để khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác, hoạt động xã hội nên có cơ sở chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo này.
Riêng đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, Viện Kiểm sát cho rằng, chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan, đề nghị giảm án từ 20 năm xuống còn 16-18 năm tù đối với tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giữ nguyên mức hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản, 20 năm tù về tội đưa hối lộ, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Tự bào chữa cho bản thân, bị cáo Trương Mỹ Lan gửi lời cảm ơn Viện Kiểm sát vì đã đề nghị giảm cho bị cáo một phần mức án đối với tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, bị cáo xin xem xét lại hai tội danh là tội tham ô tài sản và tội đưa hối lộ.
Bị cáo Lan bày tỏ mong muốn Viện Kiểm sát xem xét lại thật kỹ cho bản thân. Bởi bị cáo chỉ mong muốn làm sao để trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa, gia đình bị cáo bây giờ cũng đã tan nát, bị cáo rất ăn năn hối cải, đã nhận tội. Bị cáo chỉ xin tòa xem xét cho bị cáo một con đường sống để có cơ hội trở về nhà.
Sau đó, bị cáo bày tỏ mong muốn được đối chiếu với SCB một lần nữa. Bởi suốt 10 năm qua, bị cáo cho rằng mình đã cống hiến rất nhiều cho SCB, không chiếm đoạt gì của SCB.
Bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác tại toà. |
Cũng tại phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang và Chủ tịch HĐQT Công ty Capella) được Viện Kiểm sát đề nghị phạt từ 5-6 năm tù. Trước đó, toà sơ thẩm tuyên phạt mức án 8 năm tù.
Tương tự, Viện Kiểm sát cũng đề nghị tòa giảm án cho bị cáo Dương Tấn Trước (cựu Tổng giám đốc Công ty Tường Việt) từ 11 năm tù xuống mức 7-8 năm về tội tham ô tài sản; Đề nghị giảm án cho bị cáo Trương Huệ Vân từ 17 năm tù xuống 14-15 năm tù.
Chấp nhận kháng cáo, cho các bị cáo Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Phi Loan, Trần Văn Nhị 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo; Không chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng đề nghị chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của nhiều bị cáo khác.
Viện Kiểm sát bác kháng cáo của SCB
Đối với kháng cáo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Viện Kiểm sát cho rằng, qua đối chiếu, tòa cấp sơ thẩm đã giải quyết 4/6 nội dung yêu cầu của SCB. Còn 2 yêu cầu là tính lãi phát sinh sau khi khởi tố vụ án và khoản lãi bổ sung đối với một số khoản vay.
Theo Viện Kiểm sát, không có cơ sở xem xét tính lãi sau ngày 17/10/2022 (sau ngày khởi tố vụ án). Đến ngày 1/4/2024 có một số khoản vay đã được tất toán nên kháng cáo tính lãi bổ sung không được chấp nhận.
Đối với 1.166 mã tài sản, SCB đề nghị giao SCB mà không xem xét đến tài sản bảo đảm có đủ điều kiện pháp lý hay không là không phù hợp quy định pháp luật.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, nhiều tài sản chưa đảm bảo pháp lý, chưa tìm ra chủ sở hữu nên không thể thu hồi khắc phục hậu quả, nên bản án sơ thẩm kiến nghị C03 tiếp tục xác minh làm rõ. Đối với dự án 6A, nhóm Vạn Thịnh Phát đã hoàn thành nghĩa vụ pháp lý với SCB, SCB yêu cầu giao cho SCB quản lý là không phù hợp.
Đối với yêu cầu của bà Trương Mỹ Lan về 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ nhưng chưa tăng vốn, viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.
Đối với các kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Viện Kiểm sát cũng đề nghị bác kháng cáo. Từ đó, không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Đỗ Thị Nhàn, Đặng Quang Nguyên, Đào Chí Kiên, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thanh Tùng.
Phiên toà vẫn đang tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư cho bị cáo.
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Nhiều bị cáo được đề nghị giảm án -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 2: Chi 1.700 tỷ đồng, “phù phép” thành hàng chục ngàn tỷ đồng -
Quảng Bình: Khởi tố 2 giám đốc doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt phạm vi cấp phép -
Quy định mới về hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình lái xe -
Mạo danh doanh nghiệp xuất khẩu lao động lừa tiền người lao động -
Ninh Thuận: Một dự án du lịch xin gia hạn dù sắp bị thu hồi -
Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng với nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024
- Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt với Bia Saigon Special
- Frasers Property Vietnam khánh thành phòng tin học tại Trường THCS Phú Mỹ
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa