Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 21 tháng 05 năm 2024,
Phương án nào, quyết định chi phí đó.
Vũ Anh - 28/06/2014 21:31
 
Khá nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đột phá, sau khi bung ra những dòng sản phẩm tốt cùng với kế hoạch truyền thông phù hợp, thậm chí khiến cho các đại gia đứng đầu ngành phải nể sợ.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
CEO có nên đầu tư cho thương hiệu cá nhân?
Nhân viên muốn giữ, sếp quyết từ bỏ khách hàng
Không đủ kiên nhẫn với khách hàng khó chiều
Kỷ luật có chặn được đà kinh doanh đi xuống
Môi trường làm việc: Sao cứ dứt áo ra đi?

Không thuyết phục được các cổ đông đầu tư cho kế hoạch truyền thông sản phẩm mới, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (CEO) Công ty cổ phần Dược Sơn đã phải tìm đến một số chuyên gia để cùng tìm lối thoát cho mình.

  Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (ngồi giữa) đang được hai chuyên gia của chương trình tư vấn  
 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (ngồi giữa) đang được hai chuyên gia của chương trình tư vấn 

 

Theo dõi CEO Tuyết Mai thuyết phục các cổ đông thông qua kế hoạch truyền thông cho sản phẩm mới trong tuần trước, TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Đại học Ngân hàng TP.HCM) không tán thành cách bà Mai thuyết phục các cổ đông của mình.

Theo ông Dương, để thay đổi suy nghĩ và hành động của các cổ đông, thì điều đầu tiên là CEO phải có kỹ năng mềm. CEO cần thuyết phục cổ đông rằng, đây là chi phí bắt buộc trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên, CEO cần đưa ra chuỗi tổng thể của kế hoạch bung sản phẩm mới này để các cổ đông thông qua.

Ngoài ra, trong quá trình làm ăn, cần chuẩn bị nhiều kế hoạch khác nhau, phù hợp với từng bối cảnh. Thông thường, trong khủng hoảng, rất ít doanh nghiệp chọn cách cắt giảm ngân sách truyền thông hoặc có giảm cũng chỉ cắt giảm 50%. Nếu căn cứ vòng đời sản phẩm này ngắn và kinh phí truyền thông giảm một nửa, thì CEO chọn kênh truyền thông và phân khúc truyền thông ra sao, có thể cách đó chưa chắc tối ưu, nhưng lại đạt hiệu quả nhất.

“Xác định như vậy, thì CEO có thể đạt được ý đồ truyền thông, mà lại có được sự đồng thuận của các cổ đông. Khi mở ra nhiều phương án, chắc chắn sẽ có một phương án được thống nhất và thông qua”, ông Dương nói.

Trong khi đó, với tư cách là chuyên gia thương hiệu, ông Hoàng Hải Âu, Tổng giám đốc Hoang Gia Media Group chia sẻ rằng, nếu marketing như một con tàu đệm khí, thì 3 yếu tố, gồm sản phẩm, giá cả và hệ thống phân phối được coi là lực đẩy. Còn các hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm được coi là lực nâng giúp con tàu giảm tối đa ma sát để lướt đi. Nếu không có lực nâng, thì lực đẩy có mạnh bao nhiêu đi nữa, cũng khó chuyển động lên phía trước. Mà nếu có, thì rất chậm chạp. Đặc biệt, với một loại sản phẩm mới tinh như doanh nghiệp bà Mai đang làm, khi xã hội chưa có ý niệm và chưa có kinh nghiệm tiêu dùng.

Theo ông Âu, việc lên ý đồ, lập kế hoạch, dự toán ngân sách làm truyền thông, nhưng phải có cơ sở, mà cơ sở đầu tiên phải là chiến lược phát triển, mục tiêu của doanh nghiệp. Từ mục tiêu sẽ xác định phương pháp làm thị trường, làm truyền thông. “Mỗi loại hình sản phẩm, có dung lượng thị trường khác nhau. Mục tiêu doanh nghiệp và chiến lược thị trường là gì để quyết định phương pháp truyền thông. Phương pháp nào thì chi phí đấy. Chi phí truyền thông và doanh số tỷ lệ thuận với nhau, nhưng truyền thông phải đến được với công chúng mục tiêu, những người quyết định số phận của sản phẩm”, ông Âu phân tích.

Còn để thuyết phục được các cổ đông, ông Âu cho rằng, CEO cần chỉ rõ, nếu quyết định bỏ tiền ra, thì truyền thông thế nào, không làm thì sao, sẽ được và mất gì. Nếu trong bối cảnh có nhiều đối thủ nặng ký, với mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu được, bởi khi các đại gia trong ngành nhìn thấy, họ lập tức sẽ làm sản phẩm tương tự và bung mạnh ra là doanh nghiệp này… mất đất.

Đặc biệt, ông tập trung tư vấn cho CEO một cách thiết thực 2 vấn đề cơ bản: giải quyết nguồn ngân sách để thực hiện kế hoạch truyền thông và làm thế nào để truyền thông hiệu quả cao nhất, với chi phí tối thiểu nhất mà vẫn bảo đảm chắc thắng.

“Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đột phá, sau khi bung ra những dòng sản phẩm tốt cùng với kế hoạch truyền thông phù hợp, thậm chí khiến cho các đại gia đứng đầu ngành hàng đó phải nể sợ”, ông Âu cho biết.

Với những ý kiến nêu trên, hãy cùng chờ đón Chương trình Chìa khóa thành công - CEO - Phiên bản SME 2014 tuần này để xem liệu với một CEO tự tin và quyết đoán vẫn giữ vững “phong độ” như bà Tuyết Mai có thay đổi kế hoạch hay rèn được khả năng thuyết phục các cổ đông như thế nào?n

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO – Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư