
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
![]() |
Công nhân hôm 23/3 đeo khẩu trang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ô tô trong nhà máy Dongfeng Honda, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Tờ South China Morning Post chỉ ra các đe dọa mà nền kinh tế Trung Quốc có thể đối mặt như làn sóng phơi nhiễm Covid-19 thứ 2, suy thoái toàn cầu, giảm phát vì giá dầu giảm mạnh và thị trường tài sản lao dốc.
Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Macquarie nhận định: “Trong khi những điểm xấu nhất đang ở sau chúng ta, thì giờ không phải lúc để ăn mừng”.
Các số liệu kinh tế tháng 3 được công bố cho thấy điều kiện kinh doanh đang được cải thiện đáng kể vì nhiều lao động có thể trở lại làm việc và số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục giảm.
Kết quả các cuộc khảo sát chính thức về chỉ số PMI cho thấy hai ngành sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng trở lại trong tháng 3 với nhiều nhà máy và công ty bán lẻ mở cửa trở lại khi chính quyền Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh.
Đây là tin vui cho Bắc Kinh sau khi một loạt số liệu kinh tế tháng 1 và tháng 2 đều lao dốc, trong đó có các chỉ số PMI.
Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất chế tạo của Trung Quốc trong tháng 3 bật tăng lên 52,0 từ mức 35,7 trong tháng 2. Trong khi đó, chỉ số PMI lĩnh vực phi chế tạo tháng 3, bao gồm dịch vụ và xây dựng, cũng hồi phục về mức 52,3 điểm, tăng mạnh so với mức 29,6 trong tháng 2.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự hồi phục các chỉ số có thể chỉ trong ngắn hạn bởi các biện pháp chống dịch bệnh trên toàn cầu đang tác động xấu tới nhu cầu hàng hóa ở các nước. Điều này là thách thức lớn cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trong khi sản xuất trong nước đã phục hồi sau dịch bệnh.
Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi thận trọng trước các số liệu. “Chúng tôi chưa thể nói rằng nền kinh tế Trung Quốc đã hoàn toàn trở lại bình thường chỉ sau một tháng. Chúng tôi cần tiếp tục quan sát những thay đổi ở những tháng tiếp theo”, người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết.
Vị này cho biết thêm, hiện có khoảng 96,6% doanh nghiệp vừa và lớn tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại từ ngày 25/3.
Khảo sát chính thức về PMI do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc thực hiện. Khảo sát này chủ yếu tập trung thu thập, đánh giá thông tin về các doanh nghiệp quy mô lớn, gồm có doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, khảo sát tư nhân PMI Caixin-Markit dự kiến công bố hôm 1/4 lại tập trung khai thác thông tin về hoạt động của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân đang căng sức khôi phục hoạt động.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 30/3, Thứ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Xin Guobin cho biết doanh nghiệp quy mô nhỏ và các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ phải vật lộn để sống sót trong những tháng tới trước những bất ổn của kinh tế toàn cầu.

-
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài -
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất -
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn -
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu