-
Casumina lợi nhuận quý IV/2024 giảm sâu so với cùng kỳ -
Vắng khách thuê đất khu công nghiệp, Công ty Long Hậu vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Chứng khoán VNDirect báo lãi quý IV/2024 giảm hơn 69% -
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) bất ngờ báo lỗ gần 21 tỷ đồng trong quý IV/2024 -
Pin Ắc Quy miền Nam đạt 32,3 tỷ đồng lợi nhuận quý IV/2024 -
TCBS: Kỷ lục dư nợ margin 26.000 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 4.802 tỷ đồng
PTSC được kỳ vọng lớn khi tham gia Dự án điện gió ngoài khơi xuất khẩu sang Singapore. |
Giá cổ phiếu trượt dài khi kết quả kinh doanh đi lùi
Đầu năm 2024, khi giá dầu neo cao và hoạt động khai thác, thăm dò của các doanh nghiệp dầu khí vẫn duy trì, nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào ngành này. Trong đó, nhóm thượng nguồn như Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã PVS) tạo nên nhiều kỳ vọng cho cổ đông, đặc biệt là PTSC còn hợp tác với Sembcorp Utilities Pte. Ltd. (SCU) của Singapore thực hiện Dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore.
Tuy nhiên, thực tế, cổ phiếu PVS liên tục trượt dài và chưa có dấu hiệu tạo đáy. Từ ngày 23/5/2024 đến 17/1/2025, cổ phiếu này đã giảm 29,3%, từ 44.950 đồng về 31.800 đồng/cổ phiếu và vẫn đang xu hướng giảm giá, đồng thời giao dịch dưới các đường kháng cự MA 50, MA 100 và MA 200.
Được biết, giá cổ phiếu PVS liên tục trượt dài trong bối cảnh tình hình kinh doanh của PTSC không khả quan. Ước tính năm 2024, Tổng công ty ghi nhận doanh thu tăng 23,9%, lên 24.000 tỷ đồng; nhưng lợi nhuận giảm 13,9%, về 1.100 tỷ đồng và tiếp tục lên kế hoạch doanh thu năm 2025 giảm thêm 6,3%, về 22.500 tỷ đồng.
Nếu nhìn rộng ra, sau khi đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng/năm giai đoạn 2019-2020, PTSC bước vào giai đoạn lao dốc trong năm 2021, khi lãi giảm 14,34%, về 877,6 tỷ đồng và mới tăng trưởng trở lại trong năm 2022 - lên 1.173,6 tỷ đồng và năm 2024 - đạt 1.277,3 tỷ đồng.
Đồng thời, cổ phiếu PVS chịu thêm áp lực khi khối ngoại liên tục bán ròng, rút vốn tại PTSC. Trong đó, nếu cuối tháng 7/2024, khối ngoại chỉ có thể mua số lượng room còn lại của cổ phiếu PVS là 128,3 triệu cổ phiếu, thì tới ngày 17/1/2025, room còn lại tăng lên 142,4 triệu cổ phiếu, tức khối ngoại đã bán ròng hơn 14,1 triệu cổ phiếu PVS trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 và đầu năm 2025.
Thêm nữa, từ ngày 2/12/2024 đến 31/12/2024, Quỹ Vietnam Investment Property Holding Limited (một thành viên của Quỹ VinaCapital) đã bán ra 3.991.600 cổ phiếu PVS trong tổng đăng ký bán 8 triệu cổ phiếu và tiếp tục đăng ký bán thêm 8 triệu cổ phiếu từ ngày 13/1 đến 11/2 để giảm sở hữu từ 2,45% về 0,77% vốn điều lệ tại PTSC.
Như vậy, áp lực rút ròng của khối ngoại vẫn tiếp tục, dù giá cổ phiếu PVS đã lao dốc trong một thời gian dài và PTSC vẫn thể hiện tham vọng trong lĩnh vực xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore và liên tiếp trúng thêm các dự án xây lắp mới.
Câu chuyện tiếp tục nằm ở kỳ vọng
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Dự án Lô B - Ô Môn chính thức khởi công các gói thầu EPCI 1 và EPCI 2 vào ngày 18/9/2024 mà không cần chờ quyết định đầu tư cuối cùng (FID). Trong đó, PTSC và công ty con PTSC M&C đã trúng thầu hai gói này trong liên danh với đối tác.
Bộ Giao thông - Vận tải cũng cho biết, PTSC trong liên danh với Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long đã trúng thầu Gói thầu 4.9 của Dự án sân bay Long Thành, trị giá gần 2.900 tỷ đồng. Gói thầu bao gồm thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập bản vẽ thiết kế hệ thống cung cấp nhiên liệu tàu bay, với thời gian triển khai hợp đồng là 20 tháng, rút ngắn 2 tháng so với kế hoạch.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset kỳ vọng, PTSC sẽ bắt đầu ghi nhận công việc tại thượng nguồn Lô B từ quý IV/2024, khi nhận tổng giá trị phần việc là 950 triệu USD cho 2 hợp đồng EPCI#1 và EPCI#2. Đồng thời, doanh nghiệp này có thêm nguồn doanh thu từ hợp đồng tại Dự án Sân bay Long Thành - đây chính là hai nguồn thu bổ sung bên cạnh các hoạt động cơ khí và xây dựng, đại tu và bảo dưỡng, FSO… hiện hữu.
Bên cạnh các dự án mới ký, đối với Dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore, PTSC cho biết, sẽ tham gia lĩnh vực mới gồm làm tổng thầu EPC và tham gia phát triển điện gió ngoài khơi, đồng thời lên kế hoạch tài chính dự kiến đến năm 2030 với nhu cầu vốn lên tới 70.640 tỷ đồng.
Ông Lê Mạnh Cường, Tổng giám đốc PTSC chia sẻ, doanh nghiệp này chưa có chủ trương tham gia dự án điện gió ngoài khơi trong nước và chỉ đang tập trung dự án xuất khẩu điện gió khi cùng đối tác Singapore triển khai dự án.
Về nhu cầu vốn, theo kế hoạch giai đoạn 2024-2030 của PTSC, nhu cầu về vốn chủ sở hữu là 17.641 tỷ đồng, gồm 4.720 tỷ đồng cho giai đoạn 2024-2025 và 12.921 tỷ đồng cho giai đoạn 2026-2030.
Được biết, thời điểm gần nhất ngày 30/9/2024, PTSC sở hữu quỹ tiền mặt 11.488,7 tỷ đồng, tổng nợ vay 1.979,7 tỷ đồng. Trong khi đó, nhu cầu tổng vốn đầu tư từ nay tới năm 2030 lên tới 70.640 tỷ đồng. Vì vậy, muốn đẩy nhanh mở rộng lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi, PTSC cần phải lên kế hoạch huy động vốn, thì mới đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Có thể thấy, dù giá cổ phiếu lao dốc và chưa chạm đáy, nhưng PTSC đang vào giai đoạn phải đẩy mạnh quá trình huy động vốn để bổ sung vốn đầu tư dự án tham vọng xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang Singapore.
-
PTSC thử thách với tham vọng lớn -
Chứng khoán VNDirect báo lãi quý IV/2024 giảm hơn 69% -
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) bất ngờ báo lỗ gần 21 tỷ đồng trong quý IV/2024 -
Pin Ắc Quy miền Nam đạt 32,3 tỷ đồng lợi nhuận quý IV/2024 -
TCBS: Kỷ lục dư nợ margin 26.000 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 4.802 tỷ đồng -
FPTS lãi mạnh quý IV/2024 nhờ đánh giá lại cổ phiếu MSH -
Chứng khoán Everest “chốt” nhiều lô trái phiếu, lãi quý IV/2024 khởi sắc
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green