-
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Cụ thể, vốn điều lệ PV Power REC sẽ tăng từ 60 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng trên nguyên tắc không làm tăng tỷ lệ vốn góp của tổng công ty tại PV Power REC.
PV Power sẽ góp 107,1 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ sở hữu 51% tại PV Power REC, trong đó năm 2022 góp 64,26 tỷ đồng và năm 2023 góp 42,84 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, PV Power REC được thành lập ngày 13/8/020 với vốn ban đầu 60 tỷ đồng, địa chỉ tại tầng 14, tòa nhà Viện Dầu khí, số 167 đường Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội và hoạt động chính là sản xuất điện.
Được biết, PV Power REC đang trong giai đoạn nhận chuyển nhượng/nghiên cứu đầu tư phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo. Đơn vị đã hoàn thành nhận chuyển nhượng và bước đầu ghi nhận sản lượng điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà Phú Mỹ 1, 2, 3. Theo đó, năm 2021, sản lượng điện đạt 1 triệu kWh, doanh thu 3 tỷ đồng và lỗ 14 tỷ đồng. Tổng công ty đặt mục tiêu đến năm 2035 tham gia góp vốn để đầu tư thêm 1.000 MW năng lượng điện tái tạo.
Lợi nhuận quý II giảm 32,6% về 582,1 tỷ đồng
Trong quý II/2022, PV Power ghi nhận doanh thu đạt 7.462,39 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 582,1 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý biên lợi nhuận gộp giảm từ 14,4% về chỉ còn 12,4%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 19,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 221,4 tỷ đồng về 929 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 83,3%, tương ứng giảm 311,6 tỷ đồng về 62,25 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 8,1%, tương ứng tăng thêm 17,04 tỷ đồng lên 227 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 15,4%, tương ứng giảm 36,9 tỷ đồng về 202,28 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 125,91 tỷ đồng lên 0,88 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 125,03 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, PV Power ghi nhận doanh thu đạt 14.523,78 tỷ đồng, giảm 7% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.385,6 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
Công ty cho biết doanh thu tài chính sụt giảm 72,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 342,9 tỷ đồng về 127,95 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 9,1%, tương ứng giảm 33,49 tỷ đồng về 334,66 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu tài chính giảm do hụt doanh thu tài chính khác khi ghi nhận 0,73 tỷ đồng so với cùng kỳ 306 tỷ đồng, giảm 395,27 tỷ đồng so với cùng kỳ; đối với chi phí tài chính, mặc dù Công ty giảm chi phí lãi vay nhưng bất ngờ ghi nhận tới 38,6 tỷ đồng chi phí tư vấn tái cấu trúc so với cùng kỳ không ghi nhận.
Ngoài ra, tổng lỗ tỷ giá lên tới 82,24 tỷ đồng so với cùng kỳ là 16,67 tỷ đồng, tức tăng lỗ tỷ giá thêm 65,57 tỷ đồng.
Trong năm 2022, PV Power đặt kế hoạch tổng doanh thu 24.242 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 743 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 186,5% kế hoạch năm (kế hoạch lợi nhuận năm 2022 đặt thấp, giảm 64% so với thực hiện năm 2021).
Dòng tiền PV Power ghi nhận âm kỷ lục từ năm 2014 tới nay
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, PV Power ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 1.508,6 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 821,4 tỷ đồng, tức giảm 2.330 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 238,8 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 77,8 tỷ đồng. Trong kỳ, Công ty đã phải giảm lượng tiền mặt để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.
Theo tìm hiểu, cổ phiếu POW niêm yết trên sàn HoSE từ đầu năm 2019 tới nay. Được biết, kể từ thời điểm niêm yết năm 2019 cũng như dữ liệu Báo cáo tài chính bắt đầu công bố từ năm 2014 tới nay, Công ty chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính âm. Như vậy, 6 tháng đầu năm với việc ghi nhận dòng tiền âm kỷ lục 1.508,6 tỷ đồng, đây là giá trị âm kỷ lục từ năm 2014 tới nay.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của PV Power tăng 8,9% so với đầu năm lên 57.698,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định đạt 30.487,2 tỷ đồng, chiếm 52,8% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 13.681 tỷ đồng, chiếm 23,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 7.135,3 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 18,5% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.619,6 tỷ đồng về 7.135,3 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 135,9%, tương ứng tăng thêm 7.881,6 tỷ đồng lên 13.681 tỷ đồng.
Công ty có thuyết minh phải thu ngắn hạn có dấu hiệu tăng đột biến do phải thu của khách hàng Công ty Mua - Bán điện tăng 5.886,4 tỷ đồng lên 11.150,3 tỷ đồng (đầu năm là 5.263,9 tỷ đồng). Ngoài ra, trả trước cho nhà thầu xây lắp cũng tăng thêm 1.907,5 tỷ đồng lên 2.007,7 tỷ đồng (đầu năm 100,2 tỷ đồng).
Ngoài ra, về nợ vay, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 3,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 284,6 tỷ đồng lên 8.742,4 tỷ đồng và chiếm 15,2% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/9, cổ phiếu POW giảm 200 đồng về 12.350 đồng/cổ phiếu.
-
Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5% -
Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử