Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
PVTEX chốt lịch khởi động một phần Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
Thế Hải - 23/02/2018 09:37
 
PVTEX dự kiến khởi động một phần phân xưởng DTY vào ngày 20/3/2018 và từng bước nâng dần công suất xưởng DTY để tạo tiền đề cho việc khôi phục và vận hành sản xuất kinh doanh toàn nhà máy của PVTEX
PVTEX dự kiến khởi động một phần phân xưởng DTY vào ngày 20/3/2018 và từng bước nâng dần công suất xưởng DTY để tạo tiền đề cho việc khôi phục và vận hành sản xuất kinh doanh toàn nhà máy của PVTEX
PVTEX dự kiến khởi động một phần phân xưởng DTY -  Nhà máy xơ sợi Đình Vũ vào ngày 20/3/2018 và từng bước nâng dần công suất xưởng DTY để tạo tiền đề cho việc khôi phục và vận hành sản xuất kinh doanh toàn nhà máy

Ngày 22/2/2018 (mùng 7 Tết Mậu Tuất), đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng dẫn đầu đã thăm chúc Tết và làm việc với Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX).

Đây là doanh nghiệp thuộc TOP 12 dự án thua lỗn ngành Công Thương đã phải dừng sản xuất từ vài năm nay.

Ông Đào Văn Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX (thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN) cho biết, ngoài các nhiệm vụ chính như bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị, bảo vệ tài sản, an ninh, phòng chống cháy nổ và xử lý các vật tư, sản phẩm tồn kho đã giảm chất lượng hoặc hết hạn sử dụng như MEG, LPG, dầu tráng sợi, PVTEX đã lập các phương án khôi phục sản xuất kinh doanh như khởi động lại một phần phân xưởng DTY sản xuất sợi DTY từ sợi POY, hợp tác với đối tác trong và ngoài nước vận hành lại toàn nhà máy. 

Theo đó, PVTEX dự kiến khởi động một phần phân xưởng DTY vào ngày 20/3/2018 và từng bước nâng dần công suất xưởng DTY để tạo tiền đề cho việc khôi phục và vận hành sản xuất kinh doanh toàn nhà máy của PVTex.

Thời gian sản xuất là 6 tháng (từ 20/3 đến 20/9/2018) trong khi chờ kết quả lựa chọn đối tác hợp tác vận hành toàn nhà máy.

Sản lượng sản xuất là 1.153 tấn sợi  DTY 75/72D, sản lượng kinh doanh 1.150 tấn, doanh thu 44,16 tỷ đồng, lợi nhuận trước chi phí cố định 150 triệu đồng.

Báo cáo của ông Đào Văn Ngọc cũng cho biết về kế hoạch dài hạn, trong tháng 4/2018, PVTEX sẽ trình cấp thẩm quyền các kịch bản (1) là tự vận hành; (2) là hợp tác gia công; (3) là bán hoặc phá sản công ty và đề xuất phương án ít thiệt hại nhất cùng các cơ chế chính sách bảo đảm phương án khả thi nhất.

Đặc biệt, lãnh đạo PVTEX đã đề xuất với Bộ Công Thương và PVN hỗ trợ một số nội dung. Theo đó, xem xét khả năng cho PVTEX hoặc đối tác bao tiêu sản phẩm Paraxylene (PX) của PVN tại Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) với các điều khoản, điều kiện tương tự như NSRP đã ký hợp đồng bán PX cho các đối tác khác và hưởng quyền bao tiêu khoảng 50% sản lượng sản phẩm Polypropylen của Công ty TNHH Một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) các điều kiện mua bán tương tự như BSR đang áp dụng bán cho các công ty khác trong PVN.

Lãnh đạo doanh nghiệp cũng đề xuất các ngành chức năng xem xét cho PVTEX rút ngắn thời gian hoàn thuế VAT, không tính khấu hao tài sản cố định tối thiểu 3 năm đầu sản xuất. Hỗ trợ pháp lý nhằm bảo đảm không ảnh hưởng đến đối tác trong quá trình hợp tác sản xuất kinh doanh (nếu có).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, những đề xuất của PVTEX cơ bản là hợp lý và sẽ là cơ sở để xem xét tại cuộc họp tới đây của  Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại vướng mắc 12 dự án ngành Công Thương.

“Tuy nhiên việc xử lý các vướng mắc của PVTEX cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ là một trong những dự án đầu tư không hiệu quả. Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (7.000 tỷ đồng), Nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ban đầu, Dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX). Tuy nhiên phần vốn góp 200 tỷ đồng của VINATEX và 1 đơn vị thành viên của VINATEX là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi Dự án vào năm 2015.

Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng sản phẩm làm ra chưa ổn định, giá thành cao, không cạnh tranh được với xơ sợi nhập khẩu với giá rẻ hơn trên thị trường.

Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ chỉ cần 2 tháng để vận hành trở lại
Theo đánh giá sơ bộ của đối tác, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ với công nghệ, thiết bị hiện đại được bảo quản trong điều kiện tốt, có thể...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư