-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Ngân hàng Trung ương châu Âu được kỳ vọng tiến hành 2 đợt tăng lãi suất trong năm 2022. Ảnh: AFP |
Phát biểu trên đài CNBC, ông Francois Villeroy de Galhau, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp nhận định rằng lạm phát tăng vọt và rủi ro địa chính trị sẽ khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải đưa ra một mức độ "tùy chọn" chính sách trong cuộc họp ngày 10/3 tới.
"Theo tôi, tính tùy chọn tăng lên có nghĩa rằng có lẽ chúng tôi nên ấn định ngày kết thúc việc mua tài sản... Và tôi cho rằng đó có thể là khoảng quý III, nhưng thời điểm chính xác cần phải được thảo luận", ông Francois Villeroy de Galhau, thành viên có tiếng nói trong Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho biết thêm.
Hoạt động mua vào trái phiếu theo Chương trình mua vào khẩn cấp thời đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỷ euro (tương đương 2.190 tỷ USD) của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ kết thúc vào tháng 3 tới. Tuy nhiên, các giao dịch mua vào theo Chương trình mua vào tài sản trước (gọi tắt là APP) vẫn đang được đẩy mạnh để nới lỏng định lượng khi kết thúc chương trình PEPP.
Thời dịch bệnh, châu Âu thực hiện chương trình APP với tốc độ mua vào hàng tháng là 20 tỷ euro, sonh hành cùng với chương trình PEPP. Chương trình này sẽ tăng quy mô lên 40 tỷ euro trong quý II, giảm về mức 30 tỷ euro trong quý III, và sau đó hạ xuống 20 tỷ euro nếu cần thiết". Ngân hàng Trung ương châu Âu dự tính tất cả hoạt động mua vào trái phiếu sẽ dừng lại ngay trước khi bắt đầu tăng các mức lãi suất quan trọng của họ.
Tuy nhiên, theo kiến nghị của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, thì tiến trình điều chỉnh chính sách của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể sẽ thay đổi. Đại diện Ngân hàng Trung ương Pháp cũng cho biết cụm từ "trong ngắn hạn" trong định hướng chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ bị loại bỏ. Do đó, việc chấm dứt mua vào trái phiếu trong quý III năm nay có thể không nhất thiết mang hàm ý rằng việc tăng lãi suất sẽ được thực hiện sau đó, tức là vào quý IV.
"Tôi đang băn khoăn rằng chúng tôi có nên bỏ cụm từ 'trong ngắn hạn' hay không, để có thêm lựa chọn về lộ trình tiến hành bước thứ hai (tăng lãi suất - BTV)", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp nói.
Về vấn đề này, ông Constantinos Herodotou, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Cyprus (Síp) cho rằng, sự ủng hộ đề xuất của ông Villeroy - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp về việc loại bỏ cụm từ "trong ngắn hạn" ra khỏi định hướng chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phụ thuộc vào dự báo lạm phát mà cơ quan này đưa ra vào tháng 3 tới.
"Không chỉ triển vọng lạm phát ngắn hạn phải ổn định ở mức 2%, mà chúng tôi cũng cần phải xem xét liệu kỳ vọng lạm phát có thay đổi hay không", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Cyprus nêu.
Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, bất luận lạm phát đã lên mức kỷ lục 5,1% trong tháng 1. Tuy nhiên, bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã nghiêng về quan điểm "diều hâu" hơn khi từ chối loại trừ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay.
Giới đầu tư và các nhà giao dịch tài chính kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiến hành 2 đợt tăng lãi suất trong năm nay, nhưng các động thái này sẽ vẫn đi sau lộ trình bình thường hóa của Ngân hàng Trung ương Anh và Cục Dự trữ liên bang Mỹ.
Các dự đoán về thời điểm kết thúc chương trình kích thích tài khóa và nới lỏng tiền tệ đã làm chao đảo thị trường trái phiếu châu Âu, đơn cử như lợi suất trái phiếu tham chiếu của một số quốc gia như Italia và Hy Lạp đã tăng vọt trong những tuần gần đây.
Trong khi đó, tranh luận về lạm phát của Eurozone đang diễn ra gay gắt. Một số quan điểm cho rằng áp lực lạm phát hiện nay sẽ giảm bớt và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ ở một mức độ nào đó. Trái lại, các ý kiến phản bác lại cho rằng Eurozone cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát đã liên tục tăng cao hàng tháng.
Tuần trước, ông Joachim Nagel, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) là thống đốc ngân hàng trung ương thứ hai hé lộ thông tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể tăng lãi suất vào cuối năm nay.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024