-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Có thể nói, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đã nâng cấp lên Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh châu Á vào năm 2014.
Hiếm có mối quan hệ hợp tác nào lại sâu rộng và bền chặt, hiệu quả đến vậy. Một mối quan hệ hợp tác được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở sự tin cậy, tình cảm, chân thành, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, trên thế giới và vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Bởi thế, 50 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã không ngừng củng cố và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, đến kinh tế, giáo dục và đào tạo, hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân…
Nhật Bản hiện là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, với tổng vốn kể từ năm 1992 đến nay khoảng 2.700 tỷ yên vốn vay (khoảng 18 tỷ USD) và hàng trăm tỷ yên vốn viện trợ không hoàn lại cùng vốn hỗ trợ hợp tác kỹ thuật.
Đồng vốn ODA quý báu của Nhật Bản, có thể nói, đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Không chỉ hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, như sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, cảng Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây…, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, mà nguồn vốn này còn góp phần hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản cũng đã gián tiếp hoặc trực tiếp tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản. Đến nay, sau hơn 35 năm, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.168 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 71 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Các dự án đầu tư của Nhật Bản đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam.
Trong khi đó, thương mại hai chiều Việt Nam - Nhật Bản đạt gần 50 tỷ USD vào năm ngoái đã đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Nhật Bản cũng rất nỗ lực hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khung khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản cũng đang được đẩy mạnh. Đây là những hợp tác có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của Việt Nam.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, bao gồm cả hợp tác kinh tế và đầu tư, có thể nói, đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử. Nhưng khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là lúc có thể đặt một dấu mốc phát triển mới cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida, nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng hồi tháng 5/2023, hai bên đã nhất trí về phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á lên tầm cao mới.
Khi hai bên cùng nhau kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, thì đây là cơ hội để hiện thực hóa các phương hướng và biện pháp hợp tác này. Trong đó, thúc đẩy đầu tư là một trong những trọng tâm hợp tác.
Dù Nhật Bản vẫn đang là đối tác đầu tư hàng đầu, nhưng mong muốn của Chính phủ Việt Nam là các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tích cực hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trên cả 5 khía cạnh. Đó là thể chế, vốn, công nghệ, nhân lực, quản trị; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu theo xu hướng xanh hóa, giảm phát thải…
Khi Việt Nam - Nhật Bản cùng đồng hành hướng tới tương lai, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh châu Á sẽ được nâng lên tầm cao mới.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024