Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: Bài học từ Bỉ
Như Tâm - 13/05/2016 22:05
 
Sáng 13/5, tại Hà Nội, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) và Đại sứ quán Bỉ, với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Kinh nghiệm tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Vương quốc Bỉ”.
Quang cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: K.T)
Quang cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: K.T)

Tại buổi tọa đàm, Đại sứ Vương quốc Bỉ Jehanne Roccas cho biết, “Bỉ đã từng gặp vấn đề về an toàn thực phẩm, vì thế rất chú trọng tới vấn đề này. Chúng ta cũng có thể thấy rằng an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam”.

Giám đốc Dự án EU-MUTRAP, ông Bùi Huy Sơn đánh giá, việc ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam ngày càng phát triển sẽ làm thay đổi bối cảnh chung và rõ ràng sẽ yêu cầu thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan Chính phủ để bảo đảm thực thi các quy tắc và tiêu chuẩn. Kinh nghiệm của Bỉ là một thí dụ tham khảo rất có giá trị với Việt Nam.

Các chuyên gia thuộc Cơ quan liên bang Bỉ về an toàn thực phẩm (FASFC) cho biết, Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ được thành lập sau khi Bỉ gặp khủng hoảng về gà bị nhiễm độc dioxin năm 1999. Sau sự cố này, hàng loạt thịt gà đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế lên tới gần 500 triệu USD, hàng trăm nông dân đã bị ảnh hưởng.

Ông Leslie Lambregts, Trưởng ban quan hệ quốc tế của FASFC cho biết, thảm họa đã làm hàng trăm nông trại bị ảnh hưởng, phải tiêu hủy các sản phẩm sơ cấp, trị giá khoảng 250 triệu euro, Tiêu hủy 96.348 tấn thịt, thiệt hại tài chính lên đến hơn 437 triệu euro và hai bộ trưởng phải từ chức, hình ảnh của sản phẩm nước Bỉ bị mất uy tín.

Sau khủng hoảng này, Bỉ đã thành lập một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ an toàn thực phẩm bao gồm tất cả sản phẩm thực vật và động vật (FASFC) trên cơ sở sáp nhập từ 6 cục chuyên môn của hai bộ là Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của quốc gia này.

FASFC có 50 phòng thí nghiệm, có các hệ thống giám sát theo chuỗi và chịu trách kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm của Bỉ. Điều đáng học hỏi về cơ cấu tổ chức là FASFC hoạt động độc lập, có một giám đốc chịu tách nhiệm và báo cáo trực tiếp lên bộ trưởng, có các bộ phận chuyên trách như truyền thông, quản lý khủng hoảng, kiểm tra, kiểm toán đều độc lập. Đặc biệt, bộ phận khoa học có 21 thành viên có các đại diện đến từ các trường đại học được nghiên cứu và đưa ra các đánh giá độc lập, làm cố vấn cho ban điều hành đưa ra các quyết định.

Kinh nghiệm của FASFC cho thấy, nên thiết lập những quy trình đánh giá rủi ro, thiết lập các đầu mối kiểm tra toàn bộ chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng.

Đặc biệt, FASFC hoạt động chỉ với 60% kinh phí từ chính phủ Bỉ, 17% do chính các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đóng góp, phần còn lại là phí dịch vụ, hỗ trợ từ EU và chính những doanh nghiệp vi phạm VSATTP bị FASFC kiểm tra phải chi trả.

Ông Leslie Lambregts cũng chỉ ra cái lợi khi các doanh nghiệp chủ động thuê các đơn vị kiểm tra độc lập sẽ chỉ phải đóng phí ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp không tự thuê kiểm tra sản phẩm.

Mọi chính sách ban hành của FASFC đều phải căn cứ trên ý kiến của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia và các tiêu chuẩn của EU và thế giới. Vì vậy, Hàng tháng, hàng năm, FASFC tiến hành các cuộc gặp gỡ người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia, tôt chức để lắng nghe ý kiến, cũng là để cập nhật tình hình để từ đó đưa ra những quyết định sát thực tế, hiệu quả. Căn cứ các thông tin thu thập được, FASFC sẽ đánh giá rủi ro cho từng sản phẩm.

Theo ông Leslie Lambregts, vấn đề quan trọng là FASFC phải dành được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp thì tất cả các sản phẩm được cơ quan này chứng nhận sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và doanh nghiệp cũng bán được sản phẩm ccủa mình.

Từ thực tiễn cho thấy, việc thành lập chỉ duy nhất một cơ quan chịu trách nhiệm vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp Bỉ phản ứng nhanh hơn, chủ động hơn trước những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

Tuy nhiên, Chuyên gia Leslie Lambregts chia sẻ, sau khi sáp nhập 6 bộ phận từ Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của Bỉ, FASFC cũng phải mất khoảng 3 năm để cơ quan này hoạt động trơn tru và “đặc biệt là cần quyết tâm chính trị của Chính phủ Bỉ”.

Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: Bài học từ Bỉ

Sáng 13-5, tại Hà Nội, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) và Đại sứ quán Bỉ, với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Kinh nghiệm tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Vương quốc Bỉ”.

 

Tại buổi tọa đàm, Đại sứ Vương quốc Bỉ Jehanne Roccas cho biết, “Bỉ đã từng gặp vấn đề về an toàn thực phẩm, vì thế rất chú trọng tới vấn đề này. Chúng ta cũng có thể thấy rằng an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam”.

Giám đốc Dự án EU-MUTRAP, ông Bùi Huy Sơn đánh giá, việc ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam ngày càng phát triển sẽ làm thay đổi bối cảnh chung và rõ ràng sẽ yêu cầu thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan Chính phủ để bảo đảm thực thi các quy tắc và tiêu chuẩn. Kinh nghiệm của Bỉ là một thí dụ tham khảo rất có giá trị với Việt Nam.

Các chuyên gia thuộc Cơ quan liên bang Bỉ về an toàn thực phẩm (FASFC) cho biết, Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ được thành lập sau khi Bỉ gặp khủng hoảng về gà bị nhiễm độc dioxin năm 1999. Sau sự cố này, hàng loạt thịt gà đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế lên tới gần 500 triệu USD, hàng trăm nông dân đã bị ảnh hưởng.

Ông Leslie Lambregts, Trưởng ban quan hệ quốc tế của FASFC cho biết, thảm họa đã làm hàng trăm nông trại bị ảnh hưởng, phải tiêu hủy các sản phẩm sơ cấp, trị giá khoảng 250 triệu euro, Tiêu hủy 96.348 tấn thịt, thiệt hại tài chính lên đến hơn 437 triệu euro và hai bộ trưởng phải từ chức, hình ảnh của sản phẩm nước Bỉ bị mất uy tín.

Sau khủng hoảng này, Bỉ đã thành lập một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ an toàn thực phẩm bao gồm tất cả sản phẩm thực vật và động vật (FASFC) trên cơ sở sáp nhập từ 6 cục chuyên môn của hai bộ là Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của quốc gia này.

FASFC có 50 phòng thí nghiệm, có các hệ thống giám sát theo chuỗi và chịu trách kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm của Bỉ. Điều đáng học hỏi về cơ cấu tổ chức là FASFC hoạt động độc lập, có một giám đốc chịu tách nhiệm và báo cáo trực tiếp lên bộ trưởng, có các bộ phận chuyên trách như truyền thông, quản lý khủng hoảng, kiểm tra, kiểm toán đều độc lập. Đặc biệt, bộ phận khoa học có 21 thành viên có các đại diện đến từ các trường đại học được nghiên cứu và đưa ra các đánh giá độc lập, làm cố vấn cho ban điều hành đưa ra các quyết định.

Kinh nghiệm của FASFC cho thấy, nên thiết lập những quy trình đánh giá rủi ro, thiết lập các đầu mối kiểm tra toàn bộ chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng.

Đặc biệt, FASFC hoạt động chỉ với 60% kinh phí từ chính phủ Bỉ, 17% do chính các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đóng góp, phần còn lại là phí dịch vụ, hỗ trợ từ EU và chính những doanh nghiệp vi phạm VSATTP bị FASFC kiểm tra phải chi trả.

Ông Leslie Lambregts cũng chỉ ra cái lợi khi các doanh nghiệp chủ động thuê các đơn vị kiểm tra độc lập sẽ chỉ phải đóng phí ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp không tự thuê kiểm tra sản phẩm.

Mọi chính sách ban hành của FASFC đều phải căn cứ trên ý kiến của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia và các tiêu chuẩn của EU và thế giới. Vì vậy, Hàng tháng, hàng năm, FASFC tiến hành các cuộc gặp gỡ người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia, tôt chức để lắng nghe ý kiến, cũng là để cập nhật tình hình để từ đó đưa ra những quyết định sát thực tế, hiệu quả. Căn cứ các thông tin thu thập được, FASFC sẽ đánh giá rủi ro cho từng sản phẩm.

Theo ông Leslie Lambregts, vấn đề quan trọng là FASFC phải dành được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp thì tất cả các sản phẩm được cơ quan này chứng nhận sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và doanh nghiệp cũng bán được sản phẩm ccủa mình.

Từ thực tiễn cho thấy, việc thành lập chỉ duy nhất một cơ quan chịu trách nhiệm vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp Bỉ phản ứng nhanh hơn, chủ động hơn trước những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

Tuy nhiên, Chuyên gia Leslie Lambregts chia sẻ, sau khi sáp nhập 6 bộ phận từ Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của Bỉ, FASFC cũng phải mất khoảng 3 năm để cơ quan này hoạt động trơn tru và “đặc biệt là cần quyết tâm chính trị của Chính phủ Bỉ”.

 

Quy định mới về an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký ban hành Quyết định số 16/2016/QĐ – UBND phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư