-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Đà Nẵng - Quảng Nam kết nối chặt chẽ với nhau qua các tuyến hiện hữu như Quốc lộ 1, đường ven biển, đường cao tốc, đường sắt và đường Hồ Chí Minh |
Liên kết mềm đi cùng năm tháng
Lịch sử đã để lại cho dải đất Quảng Nam - Đà Nẵng những liên kết mềm đi cùng năm tháng. Ấy là nghĩa tình theo danh xưng mà người ta hay gọi là “người xứ Quảng”. Khi chưa chia tách, Quảng Nam - Đà Nẵng là một, vậy nên gọi “người xứ Quảng” là gọi chung cho vùng đất này.
Có thể cảm nhận đa chiều để thấy được những mối “liên kết mềm” mà không phải địa phương nào cũng được thừa hưởng từ lịch sử để lại. Ấy là dòng Thu Bồn từ dãy Trường Sơn xuôi về biển Đông mang nặng phù sa bồi đắp; dòng Đắc Mi từ thượng nguồn Quảng Nam hòa vào dòng Vu Gia tách thành những nhánh sông đưa nước về trạm Cầu Đỏ để cung cấp cho người dân Đà Nẵng; là những tuyến đường liền mạch Sơn Trà - Điện Ngọc; Ngũ Hành Sơn - Hội An; cao tốc Đà Nẵng - Tam Kỳ…; là con đường di sản Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam: “Ba địa phương, một điểm đến”; là những gạch nối chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo địa phương “người ở, người đi” đến nay vẫn còn là kỷ niệm khó mờ trong tâm trí những người con Quảng Nam - Đà Nẵng ngày đầu chia tách…
24 năm kể từ thời điểm chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng đủ để một địa phương thay da đổi thịt và bao lớp người cũ đã rời nhiệm sở. Câu chuyện còn lại là mức độ thay đổi đến đâu và ký ức ngày “chia mà không tách” Quảng Nam - Đà Nẵng sâu đậm thế nào. 24 năm trước, ở Quảng Nam người ta hay hát “Về với Quảng Nam”. Có sống ở thời điểm chia tách đó, có trải qua những ngày tháng ăn ngủ tập thể mới thấm thía hết ca từ cứ thủ thỉ như một lời động viên trong ca khúc của nhạc sĩ Đoàn Ngọc Bính: “Những con suối đều chảy về sông/ Trăm con sông đều xuôi về biển/ Biển cả dạt dào mang hình bóng sông/ Như ta yêu nhau những tháng ngày gió lộng/ Như ta về đây, quê mẹ Quảng Nam...”.
Ngày đó, có người vợ từ Đà Nẵng vào thị xã tỉnh lỵ Quảng Nam thăm chồng đã bật khóc. Nhưng 24 năm sau, vẫn có cán bộ cần mẫn đi - về mỗi ngày giữa 2 thành phố. Ngoài kia, Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ “đặt hàng” phải trở thành thành phố đặc biệt. Trong này, Quảng Nam đang vươn mình mạnh mẽ gia nhập câu lạc bộ 20.000 tỷ đồng thu ngân sách.
Tạo nền tảng cứng
Giờ đây, sau 24 năm chia tách, những gạch nối mềm ấy ngày càng được tô đậm thêm bằng những mắt xích liên kết trong quy hoạch dài hạn, bằng nền tảng cứng thông qua những đồ án quy hoạch mang tính định hướng liên kết chiến lược. Trong quy hoạch và định hướng quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn 2045, bên cạnh yêu cầu các địa phương hoàn thiện những tiêu chí quy hoạch của địa phương mình, Chính phủ còn yêu cầu đồ án quy hoạch phải đảm bảo tính liên kết giữa các địa phương và liên kết địa phương với khu vực.
Ông Nguyễn Cửu Loan, Phó chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng cho rằng, Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã định vị khu vực, vị trí vai trò của đô thị Đà Nẵng đối với vùng, quốc gia, quốc tế. Trong đó, nêu vấn đề kết nối đến các đô thị lớn trong nước và khu vực châu Á thể hiện qua vai trò của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; cảng biển, cảng du lịch; trục giao thông đường bộ, đường sắt đối ngoại… Từ đây xác định về tầm nhìn, mục tiêu và các chiến lược phát triển của TP. Đà Nẵng, mở ra nhiều yếu tố phát triển đô thị này thành “thành phố đặc biệt”.
Đà Nẵng đã xác định rõ vị trí, vai trò là đô thị hạt nhân của chuỗi đô thị Huế - Đà Nẵng - Chu Lai Kỳ Hà (Quảng Nam) - Dung Quất (Vạn Tường) - Quy Nhơn, hình thành vùng đô thị Đà Nẵng bao gồm Chân Mây (Lăng Cô) - Đà Nẵng - Điện Bàn - Hội An - Nam Hội An.
Trong khi đó, với quy hoạch Quảng Nam, theo ông Nguyễn Phú, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh này, trong Đồ án quy hoạch Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị cấp quốc tế, quốc gia, cấp vùng gắn tỉnh Quảng Nam và các địa phương lân cận như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum. Đồng thời, định hướng phát triển không gian đô thị đồng bộ, hiện đại, tạo sự liên kết mang tính hệ thống giữa tỉnh Quảng Nam và các địa phương trong vùng; hình thành cơ cấu đa trung tâm nhằm tạo động lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên.
Theo GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: “Kinh tế vùng và kinh tế địa phương gắn kết với nhau, nhưng có những nội dung khác nhau. Kinh tế vùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều địa phương như đầu tư, du lịch, ô nhiễm dòng sông, bão tố, lụt lội; đòi hỏi không chỉ là sự hợp tác giữa các địa phương, mà phải có cơ chế tổ chức, bộ máy chuyên trách, kinh phí, thông tin hai chiều mới có thể giải được bài toán hài hòa lợi ích giữa các bên”.
Để tạo mối liên kết Quảng Nam - Đà Nẵng song hành cùng phát triển khu vực và đất nước, Đà Nẵng đã chủ động lập quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó sẽ tiếp tục xây dựng, nâng cấp Quốc lộ 14B, đoạn từ Túy Loan đến cầu Hà Nha (huyện Đại Lộc, Quảng Nam), đoạn qua địa phận Đà Nẵng dài khoảng 8 km, đạt quy mô đường trục chính đô thị 6 làn xe. Nâng cấp Quốc lộ 14G từ huyện Hòa Vang đi Tây Giang (Quảng Nam), đoạn qua địa phận Đà Nẵng dài khoảng 23 km, đạt quy mô thiết kế đường cấp III đồng bằng. Phát triển các tuyến đường thủy: Sông Hàn - sông Cổ Cò - sông Thu Bồn, sông Hàn - sông Vĩnh Điện - sông Thu Bồn; tuyến từ vịnh Đà Nẵng đi Hòn Sơn Trà Con, Cù Lao Chàm để kết nối trung tâm Thành phố với Hội An, phục vụ phát triển du lịch.
Ý kiến - Nhận định
Tăng cường liên kết vùng Đông Quảng Nam với Đà Nẵng
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Trong quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 định hướng liên kết vùng Đông Quảng Nam với Đà Nẵng thông qua tuyến ven biển và đô thị cổ Hội An. Tại vùng Đông, tiếp tục xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai theo mô hình khu kinh tế tổng hợp với đầy đủ hạ tầng sân bay, cảng biển, bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, xem xét thành lập khu công nghiệp công nghệ thông tin...
Phát triển ngành công nghiệp cơ khí, trong đó lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm trung tâm, kết hợp với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cơ khí, điện tử, công nghiệp có kỹ thuật cao. Triển khai dự án khí, điện và các ngành công nghiệp sau khí liên quan; đồng thời phát triển các khu đô thị, văn phòng, khu du lịch, dịch vụ chất lượng cao, phát triển các dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách quốc tế, dịch vụ thương mại. Huy động đầu tư nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Tam Thăng, Tam Anh; Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên, Phú Xuân.
Liên kết khu vực trung tâm Đà Nẵng với ven biển Quảng Nam
KTS Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects & Planners
Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thể hiện khu vực trung tâm của Đà Nẵng khá rõ. Đó sẽ là một chuỗi trung tâm với “đô thị sân bay” bao quanh khu vực sân bay Đà Nẵng hiện nay, chạy dài tới khu đô thị trung tâm hiện hữu ở quận Hải Châu. Chuỗi đô thị trung tâm này tiến về phía Đông qua bên kia sông Hàn là khu cao tầng ở quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Thành phố cũng sẽ phát triển các tuyến giao thông công cộng kết nối chuỗi đô thị kéo dài ra biển, về phía Hội An (Quảng Nam) tạo thuận tiện cho đi lại của người dân, tránh kẹt xe. Từ đô thị trung tâm của Đà Nẵng cũng có thể liên kết với Quảng Nam theo tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt đồng bộ để hạn chế chia cắt đô thị của hai địa phương trong tương lai.
Giao thông là yếu tố then chốt liên kết Đà Nẵng - Quảng Nam
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng
Trong Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Chính phủ vừa phê duyệt, Đà Nẵng có những quy hoạch liên kết với Quảng Nam đậm nét thông qua hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường thủy sông Hàn - Cổ Cò - Thu Bồn, sông Hàn - Vĩnh Điện - Thu Bồn.
Bên cạnh đó, tuyến từ vịnh Đà Nẵng đi Hòn Sơn Trà Con, Cù Lao Chàm sẽ được kết nối với Hội An nhằm phát triển du lịch. Nâng cấp cảng sông Hàn để đáp ứng việc đón các tàu du lịch cỡ lớn.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024