-
Dừng đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc theo hình thức hợp đồng BT -
Hải Dương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao -
Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long: Nâng cao hiệu quả tham mưu phát triển kinh tế - xã hội -
Khát vọng cháy bỏng ở “khúc ruột" miền Trung -
Khánh Hòa tận dụng cơ chế đặc thù khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển -
Thủ tướng kiểm tra tiến độ hàng loạt dự án trọng điểm phía Nam ngày mùng 4 Tết
Tiềm năng và lợi thế
Vùng miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam có diện tích 470,3 nghìn ha (chiếm diện tích 45% tỉnh Quảng Nam) gồm các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, đây là vùng đất giàu tiềm năng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với Lào, nam giáp Tây Nguyên, đông bắc giáp TP Đà Nẵng.
Khu vực này có 4 huyện với 42 xã, 3 thị trấn, dân số của khu vực 157,3 nghìn người, chiếm 10,8% dân số tỉnh Quảng Nam, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Cơ tu) chiếm 80% dân số.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định rằng doanh nghiệp đầu tư vào các huyện miền núi cần phải được quan tâm nhiều hơn |
Với diện tích hơn 80% đồi núi, khu vực này có tiềm năng lớn về phát triển công – nông - lâm nghiệp: Có nguồn tài nguyên rừng khá lớn, đất đai, địa hình sinh thái đa dạng, hệ động vật phong phú, sông suối nhiều có độc dóc lớn phù hợp với việc phát triển ngành thủy điện.
Chiếm hơn 50% diện tích rừng của tỉnh Quảng Nam, cảnh quan đa dạng, thiên nhiên kỳ thú, nhiều di tích lịch sử- văn hóa vật thể và phi vật thể, đây là những tiềm năng vô cùng to lớn để khu vực này phát triển ngành du lịch.
Tuy vậy có nhiều tiềm năng lợi thế, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan, hiện nay khu vực vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển, và là một trong những địa bàn nghèo nhất cả nước.
PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của tình trạng kém phát triển tại khu vực này trước hết vẫn là thiếu những điều kiện cơ bản để phát triển nền kinh tế nông nghiệp- nông thôn căn bản dựa trên lúa gạo.
Theo ông Thiên, đất rộng, rừng nhiều nhưng ruộng đất ít, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ở một cấp độ tiêu chuẩn cao hơn, nguyên nhân của tình trạng khó khăn được quy về các điều kiện mang tính kinh tế- xã hội.
Văn hóa dân tộc thiểu số là thế mạnh cho các huyện miền núi Quảng Nam phát triển du lịch |
“Đó là do giao thông kết nối kém nên nền kinh tế và đời sống biệt lập với thế giới bên ngoài; vốn liếng ít, kỹ thuật công nghệ lạc hậu nên không thể chuyển sang trình độ sản xuất có năng suất cao được. Chính vì thế, khu vực không có điều kiện để thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào để tạo đà bứt lên” PGS.TS Trần Đình Thiên nói.
Trước những khó khăn này, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã nghiêm túc bàn bạc, hoạch định chính sách và đưa ra chiến lược nhằm liên kết 4 huyện, phát huy thế mạnh vùng, đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế khu vực này.
Gắn với vai trò doanh nghiệp
Để hình thành liên kết vùng, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và các huyện đã đưa ra những định hướng kết nối nông – công nghiệp- dịch vụ chạy theo trục đường HCM tại khu vực ven các thị trấn 4 huyện ( dọc theo các tuyến đường 14B, 14D, 14E). Rà soát đánh giá quy mô, năng suất các loại cây trồng vật nuôi nhằm xác định khả năng tạo vùng nguyên liệu sơ chế, bảo quản, chế biến đơn giản.
Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống gắn kết với trục di sản miền Trung (Đà Nẵng, Hội An, Huế)…Phát triển kinh tế dựa trên sản phẩm đặc sản và giá trị văn hóa truyền thống. Tổ chức sản xuất theo chuỗi: Thu hút các doanh nghiệp đầu tư, liên kết các hộ nông thành HTX, tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, thu hút doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra những ý kiến cho rằng muốn phát triển khu vực cần phải gắn phát triển kinh tế với doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn cho rằng: Nông dân đang đơn độc. Việc phát triển nông nghiệp hiện nay chưa gắn với doanh nghiệp. Nếu liên kết với doanh nghiệp, nông dân sẽ được hỗ trợ về công nghệ, cũng như sẽ được doanh nghiệp giải bài toán đầu ra cho thị trường.
Ông Bhling Mia – Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: Dù đưa ra chính sách liên kết hay quy hoạch phát triển như thế nào đi nữa, nhưng tách rời doanh nghiệp thì địa phương sẽ vẫn cứ nghèo mãi. Để có thể phát triển, khai thác được tiềm năng, địa phương cần có những cơ chế vượt trội để hỗ trợ doanh nghiệp ( thuế, đất đai…)
Ông Phùng Tấn Viết – Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chia sẽ: Đề cùng nhau khơi dậy tiềm năng khu vực này, địa phương cần phải có định hướng có tầm chiến lược dài hạn. Phải có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh, rồi sau đó mới có kế hoạch chi tiết cho 4 huyện miền núi.
Theo ông Viết, để phát triển được, cũng cần có một chính sách huy động các nguồn lực, nguồn lực đầu tư từ trung ương, ngoại lực từ bên ngoài ( nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Một nhà đầu tư đủ tầm, đủ tiềm năng (vốn, tham mưu chính sách…). Cần có một quy chế hợp tác, quy chế phối hợp giữa các vùng. Phát triển dự án đầu tư, phải gắn kết phân kỳ định vị phát triển bền vững. Và quan trọng là xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh địa phương ra bên ngoài.
Ông Lê Chí Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Để thu hút được doanh nghiệp đầu tư, chính quyền các địa phương cần phải đồng hành chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp.
Theo ông Thanh, Doanh nghiệp đầu tư càng phải được quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn rất nhiều lần so với các nhà đầu tư khác. Vì vậy, các địa phương phải tận tình, đồng hành với các nhà đầu tư trong triển khai dự án.
“Thời gian tới, UBND tỉnh cũng sẽ có kiến nghị với Chính phủ xin cơ chế ưu đãi cho vùng miền núi Tây Bắc Quảng Nam như cơ chế của các tỉnh Tây Nguyên hiện nay” ông Thanh nói
Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Quế Lâm thẳng thắn góp ý: Chúng ta không trong chờ ai mà cần phải sử dụng nội lực để thu hút doanh nghiệp. Tôn trọng nông dân. Yếu tố con người, nếu con người tốt, chăm chỉ thì ai cũng sẽ muốn đến đầu tư vào cả. Bốn nhà phải gặp nhau để bàn bạc với nhau, không chỉ khâu sản xuất mà cả bàn đến đầu ra thị trường.
-
Khánh Hòa tận dụng cơ chế đặc thù khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển -
Thủ tướng kiểm tra tiến độ hàng loạt dự án trọng điểm phía Nam ngày mùng 4 Tết -
Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư hàng loạt dự án ngày mùng 4 Tết -
Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành -
Quảng Ngãi: Tầm nhìn đột phá cho sứ mệnh vươn mình -
Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USD -
Kinh tế đô thị biên giới Hồng Ngự khởi sắc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/2 -
2 Chứng khoán 2025: “Tiền hung hậu cát’, động lực đột phá đến từ nâng hạng thị trường -
3 Đổi mới sáng tạo đưa đất nước tiến nhanh cùng thế giới -
4 Đi tìm bệ phóng cho khát vọng vươn mình của dân tộc -
5 Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết