
-
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung nhiều công trình, dự án tại Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng
-
Thúc động lực tăng trưởng đầu tư công
-
Hé lộ doanh nghiệp đề xuất hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 bằng vốn PPP
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai
-
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways -
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng”
![]() |
Lễ hợp long cầu Kỳ Lam tại xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam |
Cầu Kỳ Lam thuộc Gói thầu xây lắp 3A, có lý trình từ Km16+880 đến Km18+100. Giá trị hợp đồng Gói thầu 3A là 1.416 tỷ đồng; Nhà thầu thi công là Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO4) – Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (TLG). Gói thầu 3A đi qua thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với tổng chiều dài tuyến khoảng 1.220m.
Cầu Kỳ Lam được khởi công ngày 19/5/2013 bắc qua sông Thu Bồn có chiều dài 1.044,8m, với quy mô cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, được xây dựng thành hai phần riêng biệt theo chiều đi và về; chịu được động đất cấp 7. Mặt cắt ngang gồm 2 dầm hộp liên tục 2 vách bằng bê tông cốt thép dự ứng lực 45MPa đúc hẫng cân bằng; khoảng cách giữa tim hai hộp là 13,07m; chiều cao hộp thay đổi từ 2,5m đến 6,0m; bề rộng cầu 26m.
Với điều kiện thi công phức tạp trên sông lớn (sông Thu Bồn là một trong những những sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam), công tác GPMB chậm, do đó quá trình thi công gặp nhiều khó khăn. Để đẩy nhanh tiến độ, Nhà thầu đã áp dụng biện pháp thi công với công nghệ mới.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ đầu tư và sự quyết tâm của Nhà thầu, ngày 22/7/2015 cầu Kỳ Lam được hợp long nối liền hai bờ, rút ngắn thời gian thi công là 8 tháng.
Việc hợp long cầu Kỳ Lam là một mốc quan trọng, bởi đây là một trong 13 gói thầu xây lắp chính của Dự án đã hoàn thành vượt tiến độ, góp phần quan trọng đẩy tiến độ của toàn Dự án.
Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là một phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam đi qua Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Khi dự án hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân cả nước nói chung và các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng. Dự án sẽ góp phần kết nối vận chuyển quốc tế của tam giác kinh tế Lào – Campuchia – Việt Nam qua hành lang kinh tế Đông Tây đến các cảng biển miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó, tuyến đường còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo giao thông thông suốt, cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân trong khu vực thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa bão.

-
Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội -
Thúc động lực tăng trưởng đầu tư công -
Hé lộ doanh nghiệp đề xuất hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 bằng vốn PPP -
Chỉ đạo mới của Chính phủ về Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai -
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways -
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng” -
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt