Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Quảng Nam điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn
Linh Đan - 07/12/2023 10:49
 
Quảng Nam đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với các chương trình, Nghị quyết, dự án và đối ứng các dự án ODA, với số tiền 729.539,931 triệu đồng.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa báo cáo về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa X, UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh về đánh giá tình hình cân đối kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2023 và dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tại Báo cáo số 153/BC-UBND ngày 10/7/2023.

Do tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh sụt giảm mạnh hơn 4.914 tỷ đồng (giảm khoảng 22% tổng nguồn vốn trung hạn ngân sách tỉnh được HĐND tỉnh thông qua trước đó) nên tại kỳ họp này, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh về phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phù hợp với dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn của tỉnh.

Theo đó, đề xuất cắt giảm danh mục dự án dự kiến khởi công mới; điều chỉnh giảm kế hoạch vốn thực hiện các chương trình, Nghị quyết của HĐND tỉnh; thực hiện giãn, dừng kỹ thuật một số dự án; giãn phân kỳ hỗ trợ vốn ngân sách tỉnh đối với các dự án do cấp huyện làm chủ đầu tư; điều chỉnh giảm kế hoạch vốn của nhóm danh mục dự án khởi công trong giai đoạn 2021-2023 và đã được HĐND tỉnh thống nhất điều chỉnh, bổ sung tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 12/7/2023.

Thực hiện các nhiệm vụ được HĐND tỉnh giao về triển khai thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 12/7/2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cùng các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện rà soát khả năng cân đối nguồn vốn, tình hình triển khai thực tế kế hoạch đầu tư công trung hạn để kịp thời tham mưu UBND tỉnh phương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đảm bảo phù hợp trong cân đối, phát huy hiệu quả đầu tư công, trình HĐND tỉnh xem xét theo quy định.

Tính đến thời điểm báo cáo, dự báo1 khả năng phát sinh thêm nguồn vốn trong thời gian đến là rất khó. Tuy nhiên qua rà soát, hiện một số chương trình, dự án đã hoàn thành, thẩm tra, phê duyệt quyết toán, một số dự án dừng triển khai thực hiện, cắt giảm quy mô đầu tư nên không có nhu cầu sử dụng hết kế hoạch vốn trung hạn đã được bố trí; một số dự án khác triển khai chậm, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thời gian thực hiện kéo dài trong nhiều năm (quá thời gian quy định) nhưng vẫn còn dở dang.

Trong khi đó, một số chương trình, dự án cần bổ sung kế hoạch vốn để hoàn thành dự án đúng tiến độ phê duyệt, thanh toán khối lượng theo thực tế, bổ sung vốn đối ứng ngân sách tỉnh để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo điều kiện triển khai thi công, giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương.

Xuất phát từ nhu cầu trên, theo đề xuất của các chủ đầu tư, ý kiến tham mưu của cơ quan chuyên môn và tiếp thu ý kiến tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 14, UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với các chương trình, Nghị quyết, dự án và đối ứng các dự án ODA, với số tiền 729.539,931 triệu đồng.

Theo UBND tỉnh, như vậy, số vốn rà soát cắt giảm được từ các dự án không có nhu cầu sử dụng tính đến thời điểm này là 729.539,931 triệu đồng. Tuy nhiên, qua rà soát, nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 là rất lớn, bao gồm: thanh toán nợ khối lượng hoàn thành các dự án chuyển tiếp; bổ sung đủ kế hoạch vốn cho các dự án (bao gồm các dự án có sử dụng vốn ngân sách Trung ương) giai đoạn 2021-2025 đảm bảo các dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, nhu cầu cần bổ sung cho nhóm dự án này khoảng 2.700.000 triệu đồng. Do đó, với số vốn rà soát cắt giảm được, UBND tỉnh đề xuất điều chỉnh bổ sung cho các chương trình, dự án với thứ tự ưu tiên.

Theo đó, thanh toán nợ khối lượng quyết toán hoàn thành, với số tiền: 18.808,844 triệu đồng; bổ sung dự phòng ngân sách tỉnh đối ứng dự án ODA, với số tiền: 11.373 triệu đồng; bổ sung vốn ngân sách tỉnh đối ứng thực hiện các dự án sử dụng ngân sách Trung ương, với số tiền: 112.000 triệu đồng; bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các Nghị quyết đến năm 2025, với số tiền 83.100 triệu đồng; bổ sung vốn cho các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2023, với số tiền: 490.758,087 triệu đồng; dự nguồn phân bổ sau khi dự án đảm bảo thủ tục, với số tiền: 13.500 triệu đồng.

Mỗi tháng TP.HCM giải ngân 2.800 tỷ đồng vốn đầu tư công
Trung bình mỗi tháng TP.HCM giải ngân được 2.800 tỷ đồng/tháng vốn đầu tư công, dù chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng Thành phố đứng thứ 3 cả...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư