-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025
Tổng lực hỗ trợ doanh nghiệp
Xác định sự đi lên của Quảng Nam gắn liền với sự phát triển của cộng đồng DN, trong những năm qua, Quảng Nam đã đưa ra kế hoạch cụ thể bằng việc chuyển đổi tư duy quản lý sang phục vụ DN và chọn năm 2016 làm năm cải cách hành chính.
Qua đó, tỉnh rà soát quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp thị trường và quyền kinh doanh của DN. Với quyết tâm cắt giảm 30% thủ tục hành chính và thời gian làm thủ tục hành chính, giải quyết theo mô hình thống nhất một cửa, một đầu mối để tạo thuận lợi cho người dân và DN, tỉnh đã thành lập Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư Quảng Nam (IPA Quảng Nam) để phục vụ DN, người dân.
Việc thành lập IPA Quảng Nam cho thấy nỗ lực hướng tới nền hành chính phục vụ của tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Văn Hòa |
Bên cạnh đó, các cơ quan công quyền đã đánh giá, rà soát tất cả quy hoạch, đảm bảo việc đầu tư không chồng chéo, tránh tình trạng cung vượt cầu hoặc cầu vượt cung làm lãng phí nguồn lực đầu tư, kịp thời phát hiện để loại bỏ, chỉnh sửa các thủ tục hành chính không phù hợp, gây phiền hà, đồng thời bổ sung các thủ tục hành chính cần thiết.
Nỗ lực này đã đáp ứng nhu cầu thực tế khi đưa ra các thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Các thủ tục thuế, hải quan, tiếp cận điện năng được rút ngắn đáng kể và việc đẩy mạnh tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua mạng, dịch vụ bưu điện đã thực sự tiết kiệm chi phí và thời gian cho DN.
“Nhiều chương trình hỗ trợ DN đã được thực hiện nhằm kết nối giao thương, gắn kết thị trường, làm cầu nối hỗ trợ DN, cung cấp thông tin về nhu cầu mua bán, cơ hội giao thương cho DN. Một tổ hỗ trợ dự án đầu tư đã thường xuyên nắm bắt các thông tin về tiến độ triển khai từng dự án, có giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư và DN… Vì vậy, hầu hết thủ tục hành chính của các cơ quan trên địa bàn tỉnh đã được giải quyết đúng thời hạn (99% hồ sơ cấp sở và cấp xã, 97% hồ sơ ở cấp huyện được giải quyết đúng hạn)”, ông Võ Văn Hùng, Giám đốc IPA Quảng Nam cho biết.
Tiếp tục hành trình cải cách
Trong tổng thu ngân sách năm 2016 của tỉnh Quảng Nam đạt 22.220 tỷ đồng, thì khối DN đóng góp tới hơn 19.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy vai trò to lớn, cũng như năng lực nội sinh, sức khỏe của DN trên địa bàn. Nhiều DN có cơ hội tiếp cận vốn, thị trường, sẵn sàng duy trì hoặc mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tốc độ thu hút đầu tư gia tăng, với với 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được cấp phép năm 2016. Số lượng DN đăng ký thành lập mới đã tiến dần đến con số 1.000 DN, nâng tổng số DN ngoài quốc doanh chiếm đến 91,53% số DN toàn tỉnh. Sự tăng trưởng liên tục của DN chính là chỉ dấu rõ nét về nỗ lực của Quảng Nam trong việc thực thi các nghị quyết về hỗ trợ DN của Chính phủ suốt thời gian vừa qua.
Mặc dù có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, song IPA Quảng Nam cũng thừa nhận, nhiều cải cách vẫn đang dang dở. Lãnh đạo, nhân viên một số ngành, địa phương vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc cải thiện môi trường đầu tư, chưa giải quyết dứt điểm các kiến nghị của DN và vẫn còn nặng về quản lý hơn là phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo ông Thiều Việt Dũng, Phó giám đốc IPA Quảng Nam, để đẩy mạnh công tác chăm lo hỗ trợ cộng đồng DN đang đầu tư, kinh doanh, IPA Quảng Nam tiếp tục phản hồi tích cực những thắc mắc DN qua hệ thống Internet, tiếp nhận luân chuyển hồ sơ, cấp các loại giấy phép liên quan đến thủ tục đầu tư thông qua Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh. Đồng thời, triển khai thực hiện quy chế giải quyết phản ánh, kiến nghị của DN gắn trách nhiệm của người đứng đầu theo Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 24/1/2017; thực hiện Chương trình cà phê doanh nhân và tổ chức tiếp DN định kỳ hàng tháng nhằm tạo kênh trao đổi và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cho DN. Bên cạnh đó, đẩy mạnh “một cửa liên thông”, bao gồm thực hiện tiếp nhận, luân chuyển 9 thủ tục: thông báo thỏa thuận, giới thiệu địa điểm dự án; đăng ký thành lập doanh nghiệp (thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư dự án); thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; đăng ký/thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; góp ý thiết kế cơ sở…
Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc DN phấn đấu đạt được mục tiêu và phát triển đi lên trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay là không dễ. “Chúng tôi chia sẻ khó khăn với các DN, doanh nhân. Để cụ thể hóa bằng hành động, UBND tỉnh ban hành và đề ra các biện pháp cụ thể, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN. Trong đó, cải cách hành chính được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”, ông Thu nói.
-
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024